Hóa chất trong kem chống nắng: Chuyên gia cảnh báo có thể tích tụ vào máu

Thứ Hai, 27/05/2019 07:44 AM (GMT+7)

Một báo cáo mới đây cho thấy các thành phần trong kem chống nắng có khả năng hấp thụ qua da và tích tụ vào máu.

kem-chong-nang

Phát hiện này đã làm dấy lên rất nhiều mối lo ngại về việc sử dụng sản phẩm này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và phát triển của con người. Thậm chí, theo một mẩu tin đính kèm với nghiên cứu, không ít người băn khoăn khi liệu kem chống nắng có thể gây ung thư hay không.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, các nhà khoa học tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tiến hành một thử nghiệm về tác dụng của kem chống nắng trên 24 người khỏe mạnh. Họ lựa chọn bốn loại kem chống nắng khác nhau, hai loại xịt, một loại kem và một loại lotion. Mỗi loại được bôi lên 75% bề mặt cơ thể bốn lần một ngày trong vòng 4 ngày.

Các nhà khoa học tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tiến hành một thử nghiệm về tác dụng của kem chống nắng trên 24 người khỏe mạnh.

Sau đó, các chuyên gia tiến hành lấy mẫu máu của những tình nguyện viên tham gia thử nghiệm nhằm xác định tỷ lệ các hợp chất trong kem chống nắng như avobenzone, oxybenzone, ecamsule và octocrylene trong dòng máu. Kết quả cho thấy một con số khá lớn.

FDA khuyến cáo, bất kỳ hoạt chất nào trong kem chống nắng có độ hấp thụ toàn thân lớn hơn 0,5 ng/mL đều phải trải qua các thử nghiệm về độc tính, bao gồm cả nghiên cứu về độ an toàn của sản phẩm với sức khỏe con người. Thật không may, tất cả chỉ số của 4 hợp chất trong thử nghiệm trên đều hơn mức chuẩn của FDA công bố, thậm chí lớn hơn gấp 6-8 lần.

Dù đây là vấn đề đáng lo ngại, mọi người cũng không nên quá hoảng hốt. Xét về khía cạnh nào đó, nghiên cứu mới này được tiến hành trên một nhóm nhỏ và kết quả cho thấy nồng độ các hóa chất này trong máu của họ chỉ tồn tại trong vòng một tuần.

Hơn nữa, nghiên cứu này cũng chưa khẳng định các hóa chất trong máu này là không an toàn. Trên thực tế, các chuyên gia da liễu thậm chí còn khuyên bạn nên bôi kem chống nắng khi ra ngoài. Kết quả của cuộc nghiên cứu không hề chỉ ra mọi người nên hạn chế sử sản phẩm này.

FDA khuyến cáo, bất kỳ hoạt chất nào trong kem chống nắng có độ hấp thụ toàn thân lớn hơn 0,5 ng/mL đều phải trải qua các thử nghiệm về độc tính, bao gồm cả nghiên cứu về độ an toàn của sản phẩm với sức khỏe con người.

Ngoài ra, tác giả của nghiên cứu khẳng định cần có nghiên cứu sâu hơn để xác định về sự hấp thụ toàn thân của các thành phần trong kem chống nắng. Bài viết cũng chỉ ra, làn da của trẻ sơ sinh có thể hấp thụ các chất này qua da khác so với người lớn nên cần nhiều thử nghiệm thêm để làm rõ mức độ nguy hại của loại kem này.

Bài báo đăng trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cũng kêu gọi các nhà sản xuất kem chống nắng cam kết về mức độ an toàn của sản phẩm. Trên thực tế, họ đã từng khá do dự khi làm điều này. Trên thực tế, các nhà sản xuất vẫn không đủ năng lực chứng minh kem chống nắng của họ là thân thiện với sức khỏe con người. Do đó, FDA buộc phải tiến hành các nghiên cứu riêng để xác minh tính an toàn của loại kem này.

Một nghiên cứu vào năm 2014 của FDA đã chỉ ra, không có đủ bằng chứng để khẳng định chắc chắn một số thành phần trong kem chống nắng là an toàn.

Tổ chức Ung thư Da cho biết, thường xuyên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF trên 15 sẽ giảm 50% nguy cơ mắc ung thư da hắc sắc tố.

Tuy nhiên, về phía bác sĩ, bất chấp mối lo ngại mới này, họ khẳng định bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời là việc làm vô cùng cần thiết. Tổ chức Ung thư Da cho biết, thường xuyên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF trên 15 sẽ giảm 50% nguy cơ mắc ung thư da hắc sắc tố.

Do đó, bạn vẫn có thể dùng kem chống nắng mỗi khi ra khỏi nhà. Nếu lo lắng về các hợp chất trong sản phẩm này như oxybenzone, bạn nên sử dụng các loại kem có chất ức chế vật lý hoặc khoáng chất như kẽm oxit và titan dioxide, vốn được FDA công nhận là an toàn khi hấp thụ qua da. Trên hết, mặc quần áo kín, đội mũ và đeo kính râm khi ra ngoài trời vẫn là biện pháp bảo vệ da đơn giản và hiệu quả.

9 mẹo mua kem chống nắng đạt hiệu quả cao nhất

SPF trên 15 và dưới 50

Hầu hết chúng ta có xu hướng cho rằng số SPF ghi trên chai càng lớn thì kem chống nắng đó càng tốt. Đúng vậy, đó là một sự thật mà chẳng ai có thể phủ nhận. Nói chung, bạn không nên chọn cho mình kem chống nắng có SPF dưới 15.

Tuy nhiên, bạn cũng không nhất thiết phải chọn cho mình kem có SPF trên 90 bởi không hẳn là nó có khả năng chống nắng cao hơn, hay bám trên da lâu hơn hoặc có hiệu quả hơn. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn kem chống nắng có chứa SPF trên 15 và dưới 50.

Hiểu rõ sự khác biệt

Trong trường hợp bạn đang băn khoăn giữa mồ hôi và công thức không thấm nước hoặc mồ hôi và công thức chịu nước, thì bạn nên biết rằng đã có luật cấm các công ty sản xuất kem chống nắng không được sử dụng cụm từ không thấm mồ hôi và không thấm nước. Vậy nên, nếu bạn đang chuẩn bị ra ngoài, hãy chọn cho mình kem chống nắng với công thức chịu nước, nó sẽ giúp bảo vệ bạn tới 80 phút cho tới lúc bạn phải thoa lại kem.

Da nhạy cảm

Nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc đang có bệnh về da, bạn nên chọn cho mình kem chống nắng cho trẻ em để tránh những tác động tiêu cực đến là da của mình. Bởi lẽ, kem chống nắng cho trẻ em có chứa ít chất kích thích, hoá chất các loại hơn là các công thức cho người lớn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh chọn kem chống nắng có chứa nước hoa hoặc cồn.

 Phổ rộng

Một điều quan trọng khi chọn mua kem chống nắng, đó là tìm xem trên lọ kem của bạn in là bảo vệ phổ rộng hay bảo vệ phổ UVA/UVB. Cả hai loại tia này đều rất nguy hiểm và là nguồn cơn của căn bệnh ung thư da, nên tìm hiểu kỹ xem loại kem chống nắng của bạn có thể bảo vệ bạn khỏi tia nào là một ý kiến thông minh. Trong khi tia UVB có thể gây cháy nắng thì UVA lại là tác nhân của nếp nhăn.

Bôi sớm

Thời điểm tốt nhất để bôi kem chống nắng, đó là trước khi ra ngoài khoảng 15-20’. Nhờ vậy, da bạn mới được hấp thụ đầy đủ nhất những tác dụng của kem chống nắng.

Bôi đúng cách

Bạn không nên dùng kem chống nắng cho cơ thể để thoa lên mặt, bởi da mặt thường mỏng hơn, trong khi bề mặt da trên cơ thể lại dày hơn, chịu được những hoá chất thường có trong kem chống nắng cho cơ thể. Tốt hơn hết, bạn nên chọn mua kem chống nắng riêng cho mặt, sau đó thoa theo thứ tự: Các loại thuốc trị mụn, nám (nếu bạn sử dụng), dưỡng ẩm, kem chống nắng, kem nền, phấn bột và phấn hồng. Nhiều chuyên gia về da liễu còn khuyên bạn nên sử dụng phấn bột có chứa SPF để tăng hiệu quả.

Tốt hơn hết là bôi

Càng ngày, càng có nhiều loại kem chống nắng dạng xịt xuất hiện. Chúng có vẻ tiện lợi và nhanh hơn, nhưng thực ra lại không cho hiệu quả nhiều bằng chống nắng dạng kem bôi. Hơn nữa, nhiều chuyên gia cho rằng bạn có thể sẽ đối mặt với nguy cơ dị ứng hoặc nhiễm độc khi xịt kem chống nắng và vô tình hít phải

Nguyên liệu cần tránh

Khi lựa chọn kem chống nắng, việc khó hiểu nhất chính là khi bạn phải nghiên cứu thành phần của chúng. Nhưng để chúng tôi giúp bạn, bạn nên tránh 3 thành phần chính sau đây: Oxybenzone, Paraben và Retinyl palmitate. Oxybenzone và Paraben làm tăng nguy cơ ung thư vú trong khi Retinyl Palmitate có thể gây ung thư da.

 Đừng quên thoa lại kem

Đừng nghĩ rằng bạn thoa kem một lần và thế là đủ! Mồ hôi, nước biển, nước bể bơi sẽ khiến kem chống nắng trôi đi nhanh chóng. Vậy nên, tốt hơn hết là bạn nên thoa kem lại đều đặn sau 2 tiếng. Thậm chí, quá trình này còn nên được đẩy nhanh hơn khi bạn đi bơi hoặc đi biển.

Duyen

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...