Học cách người Nhật phòng bệnh đột quỵ khi thời tiết giao mùa

Thứ Sáu, 04/09/2020 09:19 AM (GMT+7)

Hãy học cách người Nhật chăm sóc sức khỏe phòng bệnh đột quỵ khi thời tiết giao mùa qua những cách dưới đây nhé!

nguoi-gia-nhat

Tỷ lệ mắc đột quỵ não ở Nhật bản là từ 340 – 523/100.000 dân. Một tỷ lệ rất đáng mơ ước của bất kì quốc gia nào. Vậy người Nhật Bản đã làm gì và có bí quyết gì để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ ở người già? Hãy học cách người Nhật chăm sóc sức khỏe phòng bệnh đột quỵ khi thời tiết giao mùa qua những cách dưới đây nhé!

Chế độ ăn uống được tuân thủ nghiêm ngặt:

Người Nhật thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là ăn nhiều các loại rau củ quả, thay thế ăn nhiều thịt bằng ăn các loại hải sản như tôm, cua, cá…Chế độ ăn uống của họ cụ thể là:

Cung cấp nhiều chất béo lành mạnh vào cơ thể: Chất béo lành mạnh có thể giúp giảm cholesterol gây hại và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, từ đó giảm thiểu các bệnh béo phì, tim mạch. Thực phẩm giàu chất béo tốt bao gồm các loại hạt, dầu cá, ô-liu và trái bơ.

Tăng cường thịt trắng trong các bữa ăn: Chế độ ăn uống đáng học hỏi từ người Nhật nữa là thay vì lạm dụng ăn thịt đỏ thì họ lại tăng cường ăn thịt trắng (đậu nành) trong các bữa ăn của mình. Bởi đậu nành có nhiều amino axit, sắt, canxi, protein và nhiều vi chất khác rất tốt để phòng bệnh. Họ cho rằng ăn thịt trắng không những là cách tốt nhất để dồi dào sinh lực cho cả ngày, tốt cho sức khỏe mà còn ngăn chặn việc hình thành cục máu đông là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đột quỵ. Chính vì thế mà người Nhật đa phần đều ăn sáng bằng Natto – món ăn được làm từ đậu nành lên men rất tốt cho sức khỏe.

Tuân thủ rất tốt việc lựa chọn thực phẩm theo mùa

Mùa xuân và mùa hạ: thời tiết nóng khiến thân nhiệt nóng hơn, họ sẽ ăn rau xanh nhiều hơn để cân bằng thân nhiệt.

Mùa thu và mùa đông: ngược lại với mùa nóng, vào mùa lạnh thì người Nhật lại chủ yếu ăn nhiều thịt, cá, các thực phẩm chứa protein để có một cơ thể khỏe mạnh, giúp cơ thể có nhiều năng lượng để tỏa nhiệt ấm áp, chống chọi lại thời tiết giao mùa hay cái lạnh buốt mùa đông.

Việc tuân thủ dùng thực phẩm theo mùa của người Nhật chính là nghệ thuật cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống.

Thực hiện chế độ ăn nghiêm ngặt: Không ăn quá no, không uống quá chén; duy trì chế độ ăn nhạt, tránh ăn đồ ăn quá mặn là những nguyên tắc luôn được áp dụng để tránh nguy cơ mắc huyết áp, tim mạch.

Họ thường uống trà mỗi ngày vì trong trà xanh và trà đen có chứa nhiều chất chống ôxy hóa, ngăn chặn ung thư, chống lão hóa, làm giảm cholesterol, ngừa béo phì.

Nghệ thuật cân bằng dinh dưỡng kết hợp với thái độ nghiêm túc thực hiện chính là điều đã giúp người dân Nhật Bản tăng cường tuổi thọ và sức khỏe của mình tốt hơn so với các nước khác.

Chăm sóc sức khỏe một cách chủ động

Người Nhật luôn có ý thức chủ động chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Điều này được thể hiện qua thói quen sinh hoạt hằng ngày của họ.

Tập thể dục thể thao: tập luyện hằng ngày để tránh sự béo phì là cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và cao huyết áp, đột quỵ. Rèn luyện và tạo thói quen dậy sớm, tập các động tác nhẹ để “đánh thức” cơ thể như lắc hông, vươn vai hay xoay cổ để khởi động cơ thể giúp các mạch máu lưu thông, giúp tinh thần sảng khoái hơn, thổi bay cảm giác mệt mỏi, cạn kiệt sức lực để bắt đầu một ngày mới hứng khởi

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Người Nhật luôn có ý thức cao trong việc bảo vệ sức khỏe cho nên họ thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm nắm bắt tình trạng sức khỏe của bản thân để có những điều chỉnh thích hợp trong cuộc sống, phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh tật.

Thực hiện lối sống lành mạnh

Người Nhật còn thực hiện thói quen sinh hoạt, cách sống lành mạnh để ngăn ngừa mọi nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai biến, đột quỵ. Cụ thể:

Từ bỏ hút thuốc lá

Không được để cơ thể rơi vào tình trạng stress kéo dài

Hạn chế uống rượu bia

Không thức khuya, ngủ đủ giấc…

Đột quỵ ở người già hiện nay xuất hiện rất nhiều ở nước ta. Nếu áp dụng cách sống, thói quen sinh hoạt của người Nhật như trên thì chắc chắn tỷ lệ người già bị đột quỵ ở nước ta sẽ giảm đi rất nhiều. Chế độ ăn uống hợp lý, cách sống lành mạnh không thuốc lá, không rượu bia,…đem đến cho con người một sức khỏe và một tinh thần minh mẩn là điều ai cũng biết. Nhưng vấn đề là ta có nghiêm ngặt thực hiện các quy tắc này hay không? Cái tinh thần kiên trì của người Nhật ấy ta rất cần học hỏi, cũng như khuyến khích người cao tuổi trong gia đình mình thực hiện theo.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...