Khánh Hòa tăng cường quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên

Thứ Ba, 19/09/2023 03:03 PM (GMT+7)

Nhiều năm qua, ngành Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Khánh Hòa đã triển khai đồng bộ hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân trên toàn tỉnh. Từ đó, góp phần phát huy hiệu quả hoạt động của mô hình Câu lạc bộ Tiền hôn nhân.

Các Câu lạc bộ Tiền hôn nhân thuộc mô hình Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, được thành lập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ năm 2011. Thời gian đầu, các Câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt định kỳ mỗi tháng/lần. Vài năm gần đây, do kinh phí bị thu hẹp nên hầu hết Câu lạc bộ gặp khó khăn, phải sinh hoạt theo quý. Nguồn sinh hoạt phí (trích từ Chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách tỉnh) thấp, chỉ có 300.000 đồng/tháng nên các Câu lạc bộ khó khăn khi tổ chức hoạt động. Muốn tạo một sân chơi cho học sinh các trường cấp 2, 3, ban chủ nhiệm các Câu lạc bộ phải phối hợp với đoàn thanh niên, trung tâm học tập cộng đồng của xã, phường, thị trấn mới tổ chức được nên đôi khi chưa phát huy hết hiệu quả.

suc khoe sinh san vi thanh nien

Tuy vậy, vượt qua những khó khăn, từ năm 2018 đến nay, các Câu lạc bộ đã tổ chức được 81 buổi sinh hoạt định kỳ, thu hút 658 người tham dự; tổ chức 26 buổi nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên cho 700 lượt người; 42 buổi tư vấn nhóm nhỏ cho 1.257 lượt đối tượng vị thành niên, thanh niên. Nội dung tập trung tuyên truyền về chính sách DS-KHHGĐ; Luật Hôn nhân gia đình; kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản và tiền hôn nhân; các vấn đề về KHHGĐ và những biện pháp tránh thai phù hợp với tuổi vị thành niên; các bệnh lây truyền qua đường tình dục; kiến thức về làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh.

Theo bà Trần Thị Kim Oanh, mô hình Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân được triển khai với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, rải đều ở các địa phương và một số trường học. Thời gian qua, chi cục đã đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên, đặc biệt đối với các em gái. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí, mô hình mới chỉ trang bị cho các em lượng kiến thức nhất định, chưa tạo được sân chơi đúng nghĩa, chưa có điều kiện cũng như cơ hội phổ cập kiến thức cho tất cả các em gái vị thành niên, thanh niên ở vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. 

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...