Khi chấm dứt bệnh lao không còn là giấc mơ

Thứ Năm, 03/10/2019 04:35 PM (GMT+7)

Chỉ đến một ngày, khi ông ho ra rất nhiều máu và được đưa đi khám, cả gia đình mới biết ông đã bị lao phổi. Và chỉ một tuần sau đó, 2 trong số 3 người con trai hiếu thuận của ông cũng được chẩn đoán lao phổi theo chương trình sàng lọc người tiếp xúc.

Một buổi chiều mùa hè nóng nực trong một ngôi làng nhỏ men theo những con kênh len lỏi, chằng chịt nơi tỉnh cực nam của Việt Nam, các thành viên trong gia đình đang quây quần trong căn phòng chật hẹp bên cạnh người cha già của họ. Họ ngồi sát xuống bên giường bệnh và nắm tay người cha đang nằm bất động, lắng tai nghe những lời trăng trối của cha trước khi lâm chung. Người cha già chỉ còn đủ sức thốt ra lời thều thào ngắn ngủi trước khi trút hơi thở cuối cùng. “Giá như cha biết về căn bệnh này và đi khám bác sĩ sớm hơn, các con đừng giống như cha.”

FB_IMG_1491186004982

Ông T., như phần lớn đàn ông Việt Nam ở độ tuổi gần 80 ở tỉnh Cà Mau, có cuộc sống đầm ấm khi về già. Ông có ba người con trai sống gần nhau. Cứ sáu tháng một lần, ông lại chuyển tới ở cùng gia đình một người con theo lịch chăm sóc định kỳ mà gia đình đã thống nhất. Nhìn chung ông khá khỏe mạnh, trừ việc bị ho thường xuyên, mà ông và các con tin rằng đó là hậu quả của hơn 60 năm hút thuốc. Sống cách trung tâm Cà Mau hơn 120km tại một ngôi làng được bao quanh bởi hệ thống kênh rạch và những rặng dừa nước xanh rì, ông T khá thỏa mãn và thấy không cần đến bác sĩ thăm khám hay đi bệnh viện kiểm tra gì cả.

Chỉ đến một ngày, khi ông ho ra rất nhiều máu và được đưa đi khám, cả gia đình mới biết ông đã bị lao phổi. Vi khuẩn lao đã gây tổn thương phổi tương đối nặng nề và tạo ra vài hang trong 2 lá phổi của ông. Và chỉ 1 tuần sau đó, 2 trong số 3 người con trai hiếu thuận của ông cũng được chẩn đoán lao phổi theo chương trình sàng lọc người tiếp xúc.

Ông T và 2 người con trai chỉ là 3 trong số hơn 10 triệu bệnh nhân mắc lao trên toàn thế giới,trong đó có hơn 120.000 người Việt Nam, mắc bệnh lao mỗi năm. Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra, có thể lây truyền qua đường hô hấp khi người lành hít phải vi khuẩn bị phát tán trong không khí. Lao chủ yếu gây bệnh ở phổi, nhưng cũng có thể gây bệnh ở cơ quan khác như hạch, xương, màng não... Mặc dù vắc xin BCG được sử dụng rộng rãi trên thế giới, vắc xin này chỉ bảo vệ được trẻ nhỏ khỏi các bệnh lao thể nặng.

Thật may mắn là với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, bệnh lao có thể dễ dàng chẩn đoán và chữa khỏi. Tuy nhiên nhận thức về bệnh lao của nhiều người dân, mà ông T chỉ là một trong số họ, còn vô cùng hạn chế. Không khám và điều trị sớm, bệnh có thể lây lan như cách mà ông T đã lây cho 2 con trai, làm tăng nguy cơ tử vong, giảm sức lao động và gây ra gánh nặng kinh tế lớn cho gia đình người bệnh. Ước tính trên thế giới mỗi năm có 1,8 triệu người chết vì lao – nhiều hơn bất cứ căn bệnh lây nhiễm nào khác.

20170303_152220

Đó là chuyện của cách đây hơn 5 năm. Từ năm 2014, dự án ACT3 đầy tham vọng do GS GuyMarks (Chủ tịch hội lao và bệnh phổi quốc tế, Trưởng nhóm nghiên cứu Hô hấp và Dịch tễ môi trường của Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock) và PGS Nguyễn Viết Nhung (Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam) dẫn dắt đã triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, chủ động sàng lọc phát hiện bệnh lao tại cộng đồng sử dụng xét nghiệm Xpert có độ nhậy và độ đặc hiệu cao. Đây là nghiên cứu thử nghiệm đầu tiên trên thế giới áp dụng hình thức can thiệp này. Cán bộy tế tiến hành sàng lọc tại hộ gia đình, hỏi về triệu chứng và xét nghiệm đờm sử dụng kỹ thuật của sinh học phân tử cho tất cả mọi người dân mỗi năm một lần. Kết quả nghiên cứuđã cho thấy việc sàng lọc và điều trị lao trong 3 năm liên tục đã làm giảm tỷ lệ hiện mắc lao ởngười lớn và tỷ lệ mới nhiễm lao ở trẻ em giảm gần 50%. Nghiên cứu ACT3 cung cấp bằngchứng khoa học xác đáng khẳng định việc các quốc gia có thể giảm tỉ lệ mắc lao hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao bằng cách ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại với phương pháp tiếp cận chủ động.

20170303_153602_001

Kết quả nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí New England Journal of Medicine. Đây lànghiên cứu hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock và Chương trình chống lao Việt Nam, Bệnh viện Phổi Trung ương.

Kết quả nghiên cứu này đã truyền cảm hứng cho cộng đồng chống lao toàn thế giới, mở ra một hướng đi mang tính đột phá cho chiến lược chấm dứt bệnh lao không chỉ cho Việt Nam mà còn cho các nước có gánh nặng bệnh lao cao trên thế giới.

Jon at screening trip in Ca Mau

Với quyết tâm chính trị cao cùng với khả năng áp dụng sáng tạo và trách nhiệm của Chươngtrình chống lao Quốc gia, hy vọng những người như ông T sẽ được chẩn đoán sớm và điều trị khỏi bệnh lao, bảo toàn tính mạng và không lây lan cho người thân và cộng đồng.

Nguyễn Thu Anh, Vũ Hoa

Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam

Phạm Thanh Huyền

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...