789

Làm gì khi trẻ bị sốt, viêm họng mùa nắng nóng?

Thứ Tư, 10/07/2019 06:43 AM (GMT+7)

Cha mẹ không nên chủ quan với các biểu hiện của trẻ như viêm họng, sổ mũi, ho, sốt… khiến bệnh tình bé nặng mới nhập viện.

tre-sot-cao

Số bệnh nhi nhập viện do mắc bệnh lý hô hấp tăng đột biến

Theo thống kê hồi cuối tháng 3, trong đợt nắng nóng cao điểm, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM mỗi ngày có khoảng 5.000 lượt bệnh nhi đến khám bệnh; trong đó chủ yếu là mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên/dưới, viêm phổi, viêm tiểu phế quản… Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. HCM, mỗi ngày có khoảng 5.500 lượt bệnh nhi đến khám, tăng từ 10-15% so cùng kỳ với tháng trước.

Những ngày gần đây, thời tiết miền Bắc cũng thay đổi đột ngột từ mát mẻ sang nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trung bình từ 36-39 độ, có nơi trên 40 độ, khiến cơ thể đặc biệt là trẻ nhỏ không kịp thích nghi. Số bệnh nhi nhập viện do nắng nóng có khá nhiều, chủ yếu bị viêm phế quản, ho, sốt, tiêu chảy.

Theo BS Phạm Văn Hoàng – Trưởng Khoa Khám bệnh thuộc Bệnh viện Nhi đồng 1, trong điều kiện thời tiết nắng nóng khá gay gắt và kéo dài làm sức đề kháng của trẻ kém đi, các vi khuẩn, virus nguy hiểm dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Thêm vào đó, nắng nóng khiến trẻ bị mất nước và điện giải do bài tiết mồ hôi, cơ thể bị mệt mỏi nhiều, giảm sức đề kháng và gây ra các bệnh lý hô hấp.

Bên cạnh đó, nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến nhiều trẻ còn rơi vào tình trạng sốc nhiệt, nhiễm lạnh, sốt, viêm họng. Nguyên nhân phần lớn do sai lầm của cha mẹ trong việc sử dụng các thiết bị làm mát không đúng cách như bật quạt và điều hòa với công suất lớn.

Trẻ con vốn hiếu động, những thói quen của trẻ ngày hè như chạy nhảy từ ngoài trời nắng vào ngay phòng điều hòa hoặc ngâm mình trong bể bơi quá lâu cũng khiến trẻ dễ bị ốm. Ngoài ra, thời tiết quá nóng bức trong khi bé mặc quần áo bí bách dễ đổ mồ hôi gây mẩn ngứa viêm da hoặc nhiễm lạnh ngược.

Bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không nên chủ quan với các biểu hiện của trẻ như viêm họng, sổ mũi, ho, sốt… khiến bệnh tình bé nặng mới nhập viện.

Làm gì khi trẻ bị sốt, viêm họng mùa nắng nóng?

Ths. BS Nội trú Nguyễn Tiến Hải – Khoa Liên chuyên khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho biết, 80% bé bị viêm họng do yếu tố virus và thời tiết. Ngoài ra, môi trường sống như nhiệt độ thay đổi đột ngột, đặc biệt những ngày nắng nóng cha mẹ bật điều hòa hạ mức nhiệt độ thấp kết hợp với quạt, trẻ ngủ lại có thói quen ngủ mở miệng nên dễ bị viêm họng. Trẻ bị viêm họng thường có triệu chứng hắt hơi, chảy mũi trong, ngạt mũi, sốt, ho. Một vài ngày sau chuyển thành ho có đờm. Tuy nhiên, sốt sẽ cắt trong 2-3 ngày, các triệu chứng ho vòng 1 tuần mới hết.

Cách điều trị viêm họng:

Theo bác sĩ Hải, cha mẹ thường mắc sai lầm khi trẻ sốt do virus đơn thuần lại điều trị bằng kháng sinh, thậm chí sốt rất cao 39-40 độ cũng chưa cần dùng kháng sinh. Nếu 3-5 ngày con không đỡ, các bậc phụ huynh nên cho con đi khám xem có bị bội nhiễm không thì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp sốt do virus, bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 nếu được chăm sóc tốt theo các phương pháp sau:

Bài thuốc dân gian trị ho, đau rát họng:

+ Húng chanh, Quất (Tắc) thái mỏng, thêm đường phèn hoặc Mật ong đem hấp cách thủy. Lấy nước cốt pha chút nước ấm cho trẻ uống hàng ngày.

+ Mật ong có tính sát khuẩn rất tốt, phù hợp sử dụng cho trẻ bị viêm họng, đau rát họng. Mỗi ngày, mẹ pha nước ấm cùng 1 thìa Mật ong, 1 lát chanh hoặc Gừng để bé uống cho mau khỏi bệnh.

+ Uống Siro ho cảm xuất phát từ bài thuốc dân gian với các thành phần Quất, Húng chanh, Mật ong, Gừng… ngay khi bé có biểu hiện chớm đau họng, sổ mũi để tránh tình trạng bệnh nặng thêm. Mẹ nên lựa chọn sản phẩm đảm bảo, có nguồn dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO, đặc biệt là được các chuyên gia Nhi khoa tin dùng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý:

Kết hợp các bài thuốc dân gian với vệ sinh mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý sẽ giúp trẻ hết cơn đau rát họng kéo dài.

+ Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi: mẹ cần dùng nước muối sinh lý để rửa mũi họng cho bé.

+ Đối với trẻ 2 tuổi trở lên: Cho một ít muối trắng vào nửa lít nước ấm, để bé ngậm trong miệng rồi ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng.

Đồng thời, thời tiết nắng nóng trẻ nhỏ vẫn cần tắm nước ấm để tránh sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ nước tắm với nhiệt độ môi trường. Ngoài ra có thể nhỏ 1-2 giọt Dầu tràm – Khuynh diệp vào nước tắm để làm thông mũi họng.

Uống nhiều nước:

Ngủ dậy con thấy đau họng mẹ nên cho uốngnước ấm để làm dịu họng ngay. Trường hợp bị viêm họng cấp, sốt cao cần phải bù nước nhiều hơn bình thường. Nước sẽ làm trơn và tạo lớp màng nhầy bảo vệ phổi, họng, giảm đau rát họng và hạ sốt nhanh chóng.

Trẻ viêm họng do vi khuẩn (khoảng 20%) mới cần can thiệp các loại thuốc kháng sinh. Nếu con bị viêm họng kéo dài, sốt cao, mẹ cần cho đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc và tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng, thời gian thì trị bệnh mới dứt điểm.

Cách chăm sóc trẻ mùa nắng nóng – không lo ốm

Việc chăm sóc trẻ vào những ngày nóng bức làm sao để chúng thích nghi với thời tiết tốt, ít bị bệnh khiến nhiều cha mẹ băn khoăn và lo lắng. Dưới đây là một số lưu ý về những điều nên và không nên khi chăm sóc trẻ trong mùa nắng nóng, các bậc phụ huynh cùng tham khảo.

Không chơi ngoài trời nắng quá lâu

Hạn chế cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong khoảng thời gian từ 10h-16h. Việc để trẻ ra khỏi phòng ngay sau khi tắt điều hòa cũng khiến nhiệt độ chênh lệch lớn, cơ thể không kịp thích ứng, dễ đến tình trạng sốc nhiệt gây các bệnh về đường hô hấp. Tốt nhất sau khi tắt điều hòa, bạn nên cho trẻ ở trong phòng khoảng 3 phút mới ra ngoài. Tại khu vực bé chơi mẹ kiểm tra xem có quá nóng, bí gió, kém thông thoáng, nếu có thì cần tìm cách cải thiện hoặc chuyển bé đến nơi thoáng mát.

Giữ da bé mát mẻ, thường xuyên lau mồ hôi

Trời nóng bức, đổ mồ hôi là cách làm giảm nóng tự nhiên của cơ thể. Nếu thấy bé ra mồ hôi nhiều mà vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ thi thoảng kiểm tra xem mồ hôi có ra nhiều ở đầu, cổ, lưng không thì lấy khăn sạch lau khô. Quần áo bé đang mặc bị ướt mồ hôi thì cũng cần thay ngay để cơ thể luôn thông thoáng. Mẹ nhớ chọn quần áo rộng rãi phù hợp mặc ở nhà hay đi ra ngoài với chất liệu vải thoáng mát, mềm mại và thấm hút tốt cho con thoải mái vận động.

Sử dụng thiết bị làm mát hợp lý

Nhiều gia đình thường cho trẻ vui chơi sinh hoạt trong phòng máy lạnh. Tuy nhiên, nếu để trẻ ngồi phòng máy lạnh với nhiệt độ thấp và kéo dài trên 4 giờ sẽ làm cho đường hô hấp bị khô, sức đề kháng giảm, dễ bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm amiđan, viêm thanh quản, viêm mũi xuất tiết…. Trẻ sẽ bị sốt, ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ăn không ngon miệng và khó chịu trong người.

Phụ huynh nên để nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 8-10 độ C, hoặc duy trì nhiệt độ phòng 28 độ C là ổn. Cho trẻ đi chơi thì nên mở cửa, đợi 2-3 phút sau để cơ thể thích nghi với sự thay đổi không khí bên ngoài.

Bù lại lượng nước mất qua mồ hôi

Nắng nóng thường làm bé mệt mỏi, khó chịu, cộng với việc uống nhiều nước ngọt có ga dễ làm “no” giả, gây biếng ăn, ăn không hấp thu. Bên cạnh đó, thời tiết nóng nực hoặc những chuyến đi chơi hè có thể làm xáo trộn giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ, ăn uống bình thường của bé. Do đó, cha mẹ cần cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất qua mồ hôi.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng nước thiết yếu cho trẻ trong ngày vào khoảng 50-60ml tính trên mỗi kilogram thể trọng trong 24 giờ. Cùng với đó, tăng cường các loại nước uống giàu vitamin C và khoáng chất, rau xanh giải nhiệt giúp cơ thể trẻ mát mẻ và có sức đề kháng tốt nhằm chống chọi với bệnh tật.

Điều trị cảm, ho cho trẻ ngay khi mới chớm

Cha mẹ không nên chủ quan với các triệu chứng cảm của bé như: ho, sốt, sổ mũi, để lâu sẽ khiến bệnh tình nặng hơn. Nếu sốt cao 2-3 giờ mà nhiệt độ vẫn ở mức 39-40 độ C dù đã uống thuốc hạ sốt, kèm theo các triệu chứng nôn ói, mệt mỏi… thì nên đưa trẻ đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng.

Trên đây là những gợi ý cho các bậc phụ huynh tham khảo để không cần quá sốt ruột và lo lắng khi con bị ốm mùa nắng nóng. Chỉ cần có bí quyết để chăm sóc và phòng tránh thì con sẽ luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...