789

Làm sao để biết mình có nên đi xét nghiệm tiểu đường không?

Thứ Tư, 11/12/2019 12:35 PM (GMT+7)

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi. Tuy nhiên, đa phần chúng ta chưa thực sự hiểu biết về bệnh tiểu đường. Trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh này.

xet-nghiem-tieu-duong

1. Tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, thường có biểu hiện tăng glucose máu do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc của cả 2. Việc tăng glucose trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa carbohydrate, lipid. Căn bệnh này gây ra nhiều tổn thương nguy hiểm trong cơ thể, đặc biệt là tim, mạch máu, thận, mắt và thần kinh.

2. Tiểu đường có mấy tuýp (loại)?

Tiểu đường chia thành 3 loại: đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ.

Đái tháo đường tuýp 1: do tế bào beta tụy bị phá hủy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối.

Đái tháo đường tuýp 2: do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin

Đái tháo đường thai kỳ: là đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có dấu hiệu về đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2 trước đó.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là loại phổ biến nhất trong 3 loại đã nêu trên, chiếm đến 95% tổng các ca bệnh.

3. Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Bệnh tiểu đường cũng có một phần do di truyền. Các chuyên gia đã tìm thấy một số gen có liên quan mật thiết với tiểu đường. Bệnh tiểu đường sẽ di truyền từ những người có quan hệ cận huyết trong gia đình như bố mẹ đẻ, anh chị em ruột.

4. Làm sao để biết mình có nên đi xét nghiệm tiểu đường không?

Các đối tượng sau nên đi xét nghiệm tiểu đường:

Với những người có BMI ≥ 23 kg/m2 hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng với những nhiều hơn 1 yếu tố đi kèm như:

Ít vận động.

Gia đình có người bị tiểu đường.

Huyết áp tăng: có âm thu lớn hơn 140 mmHg, âm trương từ 90 mmHg hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp.

Những người có mỡ máu cao.

Những người có vòng bụng to (nam từ 90, nữ từ 80 trở lên).

Phụ nữ bị đa nang buồng trứng.

Phụ nữ bị đái tháo đường trong thai kỳ.

Những người có dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (béo phì, dấu gai đen...).

Từng mắc bệnh về tim mạch do xơ vữa động mạch.

Những người không có những yếu tố vừa kể trên nên đi xét nghiệm phát hiện sớm tiểu đường từ 45 tuổi trở lên.

Nếu kết quả xét nghiệm của bạn bình thường thì nên đi xét nghiệm định kỳ từ 1 - 3 năm/ lần. Có thể xét nghiệm sớm hơn tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ mắc bệnh của từng người.

Với nhiều biến chứng nguy hiểm, việc phát hiện sớm đái tháo đường là rất quan trọng với mỗi người. Việc xét nghiệm đái tháo đường nên được thực hiện ở các cơ sở y tế có uy tín, cơ sở vật chất đảm bảo.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...