Lồng ruột ở trẻ: Không phát hiện sớm có thể gây hoại tử ruột

Thứ Sáu, 03/05/2019 08:48 PM (GMT+7)

Do nguyên nhân thực sự gây lồng ruột ở trẻ chưa được rõ ràng nên không có biện pháp dự phòng đặc hiệu nào. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu bất thường ở trẻ để phát hiện sớm lồng ruột, tránh các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.

long-ruot

Bác sĩ Ngô Xương Đằng, trưởng Khoa cấp cứu trẻ em của Bệnh viện tưởng niệm Trường Canh Lâm Khẩu (Đài Bắc), tường thuật lại, vào lúc 9h sáng ngày 21/4, cặp vợ chồng đưa một cậu bé gần 3 tháng tuổi đến bệnh viện. Cha mẹ đứa trẻ cho biết, đang thay tã lót cho con thì nhìn thấy máu trong phân khi trẻ đại tiện, lo lắng đứa trẻ có vấn đề về đường ruột nên đã nhanh chóng đưa con đi khám. Bác sĩ cho siêu âm phần bụng, kết quả cho thấy đứa trẻ bị lồng ruột, và dấu hiệu biểu hiện ở bên trái, bác sĩ lập tức sắp xếp phẫu thuật cho cậu bé.

Sau khi thay tã cho con, người mẹ phát hiện có máu trong phân, biểu hiện của chứng lồng ruột ở trẻSau khi thay tã cho con, người mẹ phát hiện có máu trong phân, biểu hiện của chứng lồng ruột ở trẻ

Bác sĩ Ngô Xương Đằng cho biết: Lồng ruột có liên quan đến việc có một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận, dẫn đến ruột bị cản trở. Bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Sau khi trẻ phát bệnh 6-12 tiếng sẽ bài tiết máu lẫn trong phân, có trẻ sau khi phát bệnh 3-4 tiếng trong phân và nước tiểu đã xuất hiện máu và dịch nhầy, và việc bài tiết ra ngoài sẽ lặp đi lặp lại trong vài giờ.

Giai đoạn đầu khi trẻ sơ sinh mắc bệnh lồng ruột, ngoài việc xuất hiện tình trạng mặt nhợt nhạt, hay cáu kỉnh, nhưng tình trạng dinh dưỡng vẫn tốt. Trong giai đoạn tiến triển sẽ xuất hiện tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải, tinh thần mệt mỏi, ham ngủ, phản ứng chậm chạp. Nếu như dẫn đến ruột bị hoại tử, gây viêm phúc mạc, thì sẽ xuất hiện tình trạng sốc như bị trúng độc, lúc này đã quá muộn.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị lồng ruột

Cho đến nay, có tới 90% các ca lồng ruột không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp được cho là do các khối u, polyp của ruột. Các yếu tố này có thể làm thay đổi nhu động của ruột dẫn tới việc các đoạn ruột “chui” vào nhau. Viêm nhiễm của ruột cũng là một tác nhân thuận lợi cho lồng ruột xảy ra.

Trẻ em mắc virus nguy cơ cao cũng dẫn đến lồng ruộtTrẻ em mắc virus nguy cơ cao cũng dẫn đến lồng ruộtTrong một số nghiên cứu, người ta đã nhận thấy tỷ lệ lồng ruột khá cao ở trẻ em bị nhiễm rotavirus, loại virut thường gây nôn, tiêu chảy cấp ở trẻ. Các yếu tố như tiêu chảy kéo dài, các sẹo tổn thương ở ruột, dính ruột… cũng có thể là tác nhân gây lồng ruột mặc dù chưa được chứng minh rõ ràng. Bất thường về giải phẫu ở ruột, tiền sử đã bị lồng ruột và trẻ em nam là những yếu tố dẫn tới nguy cơ cao bị lồng ruột.

Lồng ruột đe doạ tính mạng trẻ?

Khi một đoạn ruột chui vào lòng một đoạn ruột khác sẽ dẫn tới tắc nghẽn, ứ trệ thức ăn phía trên khối lồng (hay hiện tượng tắc ruột, bán tắc ruột). Thêm nữa, các đoạn ruột luôn kèm theo là các mạch máu nuôi dưỡng nên khi lồng ruột xảy ra thì thường các mạch máu cũng bị tắc nghẽn theo.

Đoạn ruột bị tắc sẽ nhanh chóng bị giãn to, mạch máu bị ứ trệ làm đoạn ruột bị thiếu máu, quá trình viêm nhiễm, phù nề, hoại tử, xuất huyết sẽ xảy ra. Người ta thấy rằng trước 48 giờ, chỉ có khoảng 2,5% khối lồng bị hoại tử nhưng sau 72 giờ, tỷ lệ này đã lên tới 80%. Khi ruột bị hoại tử sẽ dẫn tới hiện tượng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốc nhiễm khuẩn, thủng ruột gây viêm phúc mạc khiến bệnh nhi tử vong.

Cách phòng tránh ồng ruột ở trẻ

Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường như trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Các thầy thuốc chuyên khoa sẽ nhanh chóng thăm khám và làm thêm các chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm ổ bụng, chụp XQ… để xác định chẩn đoán.

Khi đã chắc chắn trẻ bị lồng ruột, các biện pháp tháo khối lồng bằng bơm hơi hoặc barium và thậm chí bằng phẫu thuật sẽ được thực hiện. Đồng thời với các biện pháp này, trẻ có thể được bù thêm dịch, cho kháng sinh, nuôi dưỡng, đặt ống thông dạ dày cho bụng đỡ trướng...

Do nguyên nhân thực sự gây lồng ruột ở trẻ chưa được rõ ràng nên không có biện pháp dự phòng đặc hiệu nào. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu bất thường ở trẻ để phát hiện sớm lồng ruột, tránh các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.

Các biểu hiện cần lưu ý

Đau bụng: Trẻ có biểu hiện đau bụng cơn, biểu hiện bằng cơn khóc thét xuất hiện đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn người, xoắn vặn, cơn đau có thể làm trẻ ngừng chơi, bỏ bú.

Nôn: Nôn ra thức ăn ở giai đoạn đầu, ở giai đoạn muộn trẻ có thể nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng.

Đại tiện ra máu: Trẻ có thể đại tiện ra máu đỏ hoặc nâu, đại tiện ra máu có thể xuất hiện sớm ngay sau cơn đau hoặc xuất hiện muộn sau 24h. Xuất hiện 95 % ở trẻ còn bú.

Đại tiện máu cùng với nôn và thoát dịch vào lòng ruột là các yếu tố quan trọng góp phần làm giảm thể tích tuần hoàn.

Điều trị và chăm sóc bệnh nhân tháo lồng bằng hơi tại bệnh viện

Theo bác sĩ, siêu âm là phương pháp tin cậy để chẩn đoán lồng ruột. Với trẻ được chỉ định tháo lồng bằng hơi tại bệnh viện, trẻ có chẩn đoán xác định lồng ruột, dưới 2 tuổi và phải được phát hiện bệnh sớm trước 72h. Trẻ chưa có dấu hiệu thủng ruột.

Tùy tình trạng của bệnh nhân bác sĩ có chỉ định tiền mê hoặc không. Trẻ được nằm ngửa đầu nghiêng sang một bên, chân duỗi thẳng. Điều dưỡng sẽ đặt một ống thông vào hậu môn và nối ống thông với máy tháo lồng có van điều khiển áp lực. Điều dưỡng giữ hai chân bệnh nhân duỗi thẳng, khép kín.

Bác sĩ tiến hành bơm hơi vào đại tràng qua ống thông. Kỹ thuật viên điện quang sẽ chụp phim khi thấy hình ảnh khối lồng, bác sĩ tiếp tục bơm khí vào đại tràng, khối lồng dần di chuyển đến khi thấy hơi đột ngột trào sang ruột non ào ạt là lúc khối lồng được tháo.

Kỹ thuật viên điện quang chụp phim thứ hai sau khi tháo được khối lồng. Lúc này điều dưỡng sẽ tiến hành tháo ống thông ra khỏi máy cho hơi trong lòng ruột thoát ra gần hết rồi rút ống thông ra khỏi hậu môn.

Trẻ sau tháo lồng có hiệu quả thường hết đau, ngủ yên, ỉa máu vẫn có thể có nhưng sẽ giảm dần, phân chuyển màu vàng, tính chất phân có thể lỏng do khi lồng ruột nước bị hấp thu vào lòng ruột nhiều.

Trẻ được truyền dịch: giải mê (nếu có tiêm tiền mê), bồi phụ nước và điện giải theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ được theo dõi khoảng 12- 24h sau đó được xuất viện.

Đa số các trường hợp tháo lồng bằng hơi khá nhanh và hiệu quả sau khoảng 5-10 phút, nhưng một số trường hợp trẻ đến muộn, ỉa máu nhiều, khối lồng chặt khó tháo có thể không tháo được ngay, bác sỹ sẽ có chỉ định truyền dịch bồi phụ nước và điện giải, tiêm kháng sinh và tháo lồng lại sau khoảng 1h.

Chăm sóc trẻ sau tháo lồng bằng hơi tại nhà

Bác sĩ cho biết, lồng ruột sau khi tháo vẫn có thể bị tái lại ngay sau 1 vài giờ hoặc sau đó nhiều ngày. Vì vậy cha mẹ cần phát hiện sớm các triệu chứng để đưa trẻ quay lại viện kịp thời. Những trẻ đã từng bị bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh lần hai.

Không nên cho trẻ nhún nhảy quá nhiều sau tháo lồng, cho trẻ ăn ít một, uống thuốc theo đơn bác sĩ, theo dõi thêm các dấu hiệu lồng ruột tái phát: đau bụng đột ngột, xoắn vặn, khóc thét, nôn thức ăn… cần đưa trẻ đến viện khám ngay.

Trong trường hợp trẻ bị lồng ruột tái lại nhiều lần trẻ sẽ được chỉ định xét nghiệm kiểm tra xem có nguyên nhân thực thể: polyp, u hồi tràng, đại tràng. Nếu có nguyên nhân thực thể trẻ sẽ được phẫu thuật điều trị nguyên nhân.

Giữ ấm cơ thể cho trẻ, hạn chế viêm đường hô hấp vào mùa đông xuân, ăn uống vệ sinh tránh viêm hạch mạc treo dẫn đến lồng ruột.

Duyen

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...