Lưu ý khi bổ sung sắt cho cơ thể

Thứ Hai, 21/09/2020 10:27 AM (GMT+7)

Tự ý bổ sung sắt sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, nặng hơn là sốc phản vệ nguy hiểm tới tính mạng.

Sắt là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho quá trình tạo máu trong cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển. Thiếu sắt sẽ gây ra bệnh lý thiếu máu, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống.

Tthiếu sắt là một vấn đề thường gặp. Khi thiếu sắt làm cho số lượng hồng cầu giảm, thường dẫn đến mệt mỏi, trí nhớ kém, chóng mặt, da nhợt nhạt hoặc khó thở...

cscp2

Trên thị trường thuốc chứa sắt có nhiều loại dưới dạng sản phẩm đơn thành phần (chỉ chứa sắt) hoặc phối hợp với acid folic, vitamin B12, vitamin C...; được bào chế dưới dạng viên (nén, nang, bao phim), hỗn dịch, dung dịch, sirô, thuốc giọt...

Nếu cơ thể mệt mỏi, có biểu hiện thiếu sắt thì nên đi khám để xác định xem có phải nguyên nhân do thiếu sắt không. Bởi việc bổ sung sắt bằng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Không nên tự ý dùng tránh quá liều (nhất là khi dùng liều cao, kéo dài) vì khi thừa sắt sẽ gây hại như: Mệt mỏi, căng thẳng, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn... thậm chí là các vấn đề nghiêm trọng như tổn thương gan, gây ra các vấn đề về tim mạch, tiểu đường, viêm khớp, ung thư...

Chưa kể, nồng độ sắt cao còn ức chế việc hấp thụ các chất khác như canxi, kẽm, magie... dẫn tới thiếu hụt các khoáng chất này, cũng sẽ làm cho cơ thể bị rối loạn.

Sắt là một trong những chất khoáng rất quan trọng đối với cơ thể. Nó là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho máu có màu đỏ; có vai trò vận chuyển ôxy trong máu đến với các mô trong cơ thể. Sắt cũng là thành phần của myoglobin, có trong cơ vân, có tác dụng dự trữ ôxy cho hoạt động của cơ vân, chúng sẽ kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ. Ngoài ra, sắt còn là thành phần cấu tạo của một số loại protein và enzym, có vai trò trong quá trình giải phóng năng lượng khi ôxy hóa các chất dinh dưỡng và ATP (phân tử mang năng lượng).

Theo bác sĩ chuyên khoa, bạn nên uống sắt lúc sáng sớm sẽ có tác dụng tốt, vì lúc này cơ thể vừa trải qua một giấc ngủ dài và cũng chính vào khoảng thời gian này là lúc hàm lượng canxi và sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nhất.

Không nên phối hợp chung thuốc sắt với các thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin và nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hormone tuyến giáp.

Do sắt được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói và chất trong thức ăn ( là những thức ăn chứa nhiều canxi) sẽ làm ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt, nên thời điểm tốt nhất để uống viên sắt thường là trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước và không nhai viên thuốc khi uống (đối với các dạng viên).

Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người già không dùng dạng viên mà sử dụng dạng giọt hoặc sirô (dễ nuốt). Cần theo đúng chỉ dẫn về liều lượng số giọt hoặc thìa đong thuốc hợp với từng lứa tuổi, khi uống dạng siro răng sẽ có màu đen (khắc phục bằng cách hút qua ống hút, pha vào nước rồi hút).

Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như: hàu, thịt bò, cá và thịt gà... ăn những thực phẩm này kèm với những thực phẩm, hoa quả giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt tốt hơn. Tránh uống trà, cà phê gần bữa ăn (nên uống cách bữa ăn ít nhất 1 giờ), vì những thức uống này có chứa caffein, tanin sẽ làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...