Mức nguy hiểm của chất benzoic trong tương ớt

Chủ Nhật, 07/04/2019 08:32 AM (GMT+7)

Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm của Liên Hợp Quốc (Ủy ban Codex) cho phép sử dụng chất benzoic để bảo quản thực phẩm với hàm lượng 0,1% trong sản phẩm. Ở Việt Nam, Bộ Y tế cho phép sử dụng phụ gia này với nồng độ tối đa 0,1%, tức 1g/1 lít, 1g/1 kg.

Liên quan đến việc thu hồi 18.168 chai tương ớt Chin-su ở Nhật Bản, ngày 6/4, ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết đang làm rõ nguyên nhân cũng như nguồn gốc hàng hóa.

Theo kết quả phân tích của Viện nghiên cứu Công nghệ thực phẩm Tokyo, hàm lượng axit benzoic trong các chai tương ớt Chin-su bị thu hồi ở Nhật ở mức 0,41-0,45g/kg. Đây là chất cấm sử dụng trong tương ớt ở Nhật Bản, vi phạm khoản 2 điều 11 Luật vệ sinh thực phẩm Nhật.

Ông Phong cho biết, Cục An toàn thực phẩm chưa có thông tin từ cơ quan chức năng Nhật Bản về việc thu hồi sản phẩm này nhưng Cục đang cho làm rõ vụ việc, đặc biệt là nguyên nhân dẫn đến việc thu hồi và nguồn gốc hàng hóa.

Đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết thêm, acid benzoic có trong danh mục phụ gia bảo quản thực phẩm của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế mà cả Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên. 

Theo đó, Việt Nam là 1 trong 186 nước dùng theo tiêu chuẩn chung của Codex. Tuy nhiên, các thành viên của Codex có nước cho phép, có nước lại tuyệt đối cấm. 

chinsu

Hình ảnh loại tương ớt Chinsu bị chính quyền thành phố Osaka buộc thu hồi vì chứa chất cấm. Ảnh: OsakaCity.

Vậy, benzoic có nguy hiểm không?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, benzoic là axit nằm trong nhóm phụ gia thực phẩm, có tác dụng chống lại vi sinh vật, đặc biệt là nấm mốc.

Không chỉ có tương ớt, các thực phẩm khác như sữa lên men, quả ngâm giấm, hoa quả ngâm đường, các loại sản phẩm nước trái cây, rau thanh trùng, bánh kẹo cũng sử dụng chất này.

Được biết, Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm của Liên Hợp Quốc (Ủy ban Codex) cho phép sử dụng chất benzoic để bảo quản thực phẩm với hàm lượng 0,1% trong sản phẩm. Ở Việt Nam, Bộ Y tế cho phép sử dụng phụ gia này với nồng độ tối đa 0,1%, tức 1g/1 lít, 1g/1 kg.

Theo PGS Thịnh cho hay, nếu ăn nhiều axit benzoic, cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Glucocol dùng để tổng hợp protein sẽ bị mất do tác dụng với axit benzoic để giải độc. Ngoài ra, axit benzoic có thể tác động hệ hô hấp và hệ thần kinh trung ương, gây kích ứng mắt.

Tuy nhiên, tương ớt chỉ ăn như gia vị, không ăn quá nhiều nên không đáng lo ngại.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...