Nam giới bị quai bị có dẫn đến vô sinh không

Thứ Tư, 23/01/2019 05:09 AM (GMT+7)

Khi tiết trời mát mẻ, ẩm ướt là lúc nhiều dịch bệnh phát triển trong đó có bệnh quai bị. Nhiều người lâu nay vẫn hay thắc mắc khi bị quai bị thì có những biến chứng nào không? Có người còn đặt câu hỏi nam giới bị quai bị có bị vô sinh hay không?

Empty

1. Nguyên nhân dẫn đến quai bị

Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút  tuyến nước bọt gây nên. Nếu ai mắc quai bị mà không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ có nhiều biến chứng, đối với nam giới có thể vô sinh nếu phát hiện muộn. Hãy chủ động tiêm phòng để ngăn chặn bệnh tốt nhất.

Người bị lây quai bị chủ yếu qua đường hô hấp, tuyến nước bọt. Người bị lây có thời gian ủ bệnh là 1 tuần trước khi phát bệnh. Sau 1 tuần thì tuyến mang tai sẽ bị sưng lên, thời gian kéo dài thêm 2 tuần thì khỏi hoàn toàn.

Đối tượng bị mắc quai bị nhiều là trẻ em dưới 15 tuổi, mà nhất là các bé từ 6 - 10 tuổi (chiếm 80%). Nếu không tiêm phòng thì người lớn cũng có khả năng mắc quai bị.

2. Biểu hiện và hậu quả quai bị gây ra

Biểu hiện ban đầu là sốt nhẹ, đau đầu, ăn không ngon miệng, sau đó sốt cao dần lên, tuyến mang tai bắt đầu sưng lên và đau….

Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ có những biến chứng nặng hơn như viêm tinh hoàn (nam giới), viêm buồng trứng (nữ giới). Đối tượng dễ bị viêm tinh hoàn là thanh thiếu niên lứa tuổi dậy thì.

Khi bị viêm tinh hoàn thường xảy ra ở một bên bị sưng to, da bìu bị phu nề, căng và đỏ. Liên quan đến tinh hoàn còn bị nhiều các bệnh như tràn dịch màng tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn….

Khi mắc quai bị ít gây tử vong đối với những ai mắc bệnh nhưng đối với phụ nữ mang thai thì sẽ diễn ra tình trạng sảy thai hoặc sinh non. Bởi vậy trước khi mang thai các mẹ hãy tiêm phòng đầy đủ để ngăn ngừa các bệnh cho cả mẹ và con.

Empty

Đối với nam giới, nếu bị quai bị mà không điều trị kịp thời sẽ gây nên tình trạng viêm tinh hoàn, nặng hơn là vô sinh. Tỷ lệ nam giới có biến chứng viêm tinh hoàn ở những người bị quai bị tuổi trưởng thành từ 20 - 35%.

Hiện nay bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu sử dụng phương pháp phòng tránh, tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể, ngăn chặn gây biến chứng...

3. Cách điều trị

Tiến hành cách ly và có biện pháp điều trị kịp thời. Có thể cách ly tại nhà hoặc điều trị theo sự hướng dẫn của các nhân viên y tế nếu bị nhẹ, còn nếu bị biến chứng nặng thì phải điều trị tại bệnh viện.

Bệnh nhân khi bị quai bị không được đến trường học, nơi làm việc hay những nơi công cộng để tranh lây cho người khác và tránh những biến chứng nặng hơn. Bệnh nhân cũng hạn chế vận động, nghỉ ngơi nhiều và ăn uống đầy đủ, đủ chất dinh dưỡng.

Ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt tránh ăn những thức ăn cứng gây đau nhức chỗ sưng đau. Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống nhiều nước.

Quai bị dù nhẹ nhưng lại có hậu quả không hề nhẹ chút nào nếu không phát hiện sớm. Đối với nam giới nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến vô sinh. Để hạn chế tình trạng bệnh hãy chủ động tiêm phòng để phòng tránh, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hạnh phúc gia đình.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...