Ngày Quốc tế người cao tuổi: Lịch sử ra đời và ý nghĩa

Thứ Năm, 22/09/2022 01:06 PM (GMT+7)

Ngày quốc tế người cao tuổi, viết tắt IDOP (Tiếng Anh: International Day of Older Persons) vào 1-10 hàng năm là ngày hành động quốc tế do Liên Hiệp Quốc đặt ra, nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, và bảo vệ người cao tuổi trong các nước thành viên.

Lịch sử ra đời

Năm 1982, lần đầu tiên Liên Hiệp Quốc đã tiến hành Đại hội thế giới về Tuổi già tại Áo, hơn 3.000 đại biểu của hầu hết các nước trên thế giới tham dự. Đại biểu của Việt Nam là giáo sư Phạm Khuê, Viện trưởng Viện lão khoa Việt Nam.

Tại hội nghị, đã thông qua chương trình hoạt động quốc tế về tuổi già; khuyến nghị Chính phủ và nhân dân các nước quan tâm giải quyết từng bước những vấn đề về người cao tuổi, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình, tập trung vào 6 lĩnh vực: Sức khoẻ và ăn uống, Nhà ở và môi trường, Gia đình, Dịch vụ và bảo trợ xã hội, Việc làm, Nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi về cuộc sống.

Thang NCT 2

Ý nghĩa

Ngày quốc tế người cao tuổi được tổ chức để nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng đến người cao tuổi, chẳng hạn như quá trình lão hóa và việc lạm dụng người cao tuổi.

Đó cũng là một ngày để ghi nhận những đóng góp mà những người cao tuổi đã làm cho xã hội, cũng là tâm điểm của Chương trình về người cao tuổi của Liên hiệp Quốc và các tổ chức bảo vệ người cao tuổi.

Tại Việt Nam

Từ khi Liên Hợp Quốc lấy hàng 1/10 là ngày Quốc tế Người cao tuổi, Việt Nam là một trong số các nước đã hưởng ứng ngay từ những ngày đầu. Đảng, nhà nước và toàn xã hội đã quan tâm đến Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10 hàng năm bằng những việc làm thiết thực. Các Nghị quyết, báo cáo chính trị đều quan tâm xây dựng chính sách, chương  trình hành động Quốc gia, chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện cho Người cao tuổi sống, tiếp tục phát huy, bồi dưỡng, giáo dục kinh nghiệm cho thế hệ trẻ…

Ngày 25/4/2015, Chính phủ đã ban hàng Quyết định số 544/QĐ-TTg  lấy tháng 10 hàng năm là “Tháng hành động vì Người cao tuổi Việt Nam”. Chính phủ thành lập Ủy ban Quốc gia vì Người cao tuổi Việt Nam; Hội Người cao tuổi Việt Nam thành lập Ban chỉ đạo Tháng hành động để tham mưu, phối hợp và triển khai các nội dung hoạt động luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, Hội Người cao tuổi các cấp là nòng cốt trong hoạt động, là tổ chức xã hội, đại diện cho nguyện vọng, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Người cao tuổi Việt Nam.

Thamng NCT3

Tháng hành động vì người cao tuổi năm 2022

Ngày 09/09 tại Hà Nội, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức thông tin với báo chí về các sự kiện, hoạt động của Hội Người cao tuổi Việt Nam nhân Ngày quốc tế người cao tuổi (01/10) và Tháng hành động Vì người cao tuổi Việt Nam năm 2022. Chủ đề của năm nay là: "Chung tay chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn"

Theo ông Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2022 nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng xã hội trong việc thực hiện Luật Người cao tuổi, chế độ chính sách liên quan đến người cao tuổi; những thách thức của quá trình già hóa dân số, yêu cầu nhiệm vụ công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...