789

Ngừng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh?

Thứ Ba, 26/05/2020 08:07 AM (GMT+7)

Khi bạn tiêm thuốc tránh thai, thuốc sẽ vẫn còn tác dụng trong vòng 12 tuần, do có một lượng nhỏ hóc môn vẫn tiếp tục tiết ra trong cơ thể sau mũi tiêm cuối cùng, do đó, có thể sẽ mất thêm một thời gian nữa để chu kỳ kinh nguyệt trở về bình thường.

tiem-tranh-thai

Thuốc tránh thai dạng tiêm

Thuốc tiêm tránh thai là một loại thuốc tiêm chứa các hóc môn giúp phụ nữ ngừa thai với tác dụng lâu dài. Cơ chế hoạt động: từ từ giải phóng hóc môn progestin vào cơ thể để ngăn trứng rụng. Thuốc tiêm tránh thai DMPA (Dehydro Medroxy Progesterone Acetate) có chứa hormone progestin liều 150 mg.

 Ưu điểm thuốc tránh thai dạng tiêm

Thuốc tiêm tránh thai dùng liều cao (150mg/lần) sẽ hấp thu chậm, có hiệu lực kéo dài nên chỉ dùng 1 lần có thể tránh thai trong 3 tháng, giống như đình sản tạm thời. Thuốc tiêm tránh thai không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nếu muốn có thai lại chỉ cần ngừng thuốc vài tháng. Trẻ bú sữa mẹ có tiêm thuốc tránh thai sẽ có chiều cao cân nặng, trí tuệ phát triển bình thường. Vì vậy, thuốc vẫn thích hợp với người cho con bú.

Thuốc tiêm tránh thai làm ức chế rụng trứng 100%, đồng thời ức chế tiết chất nhầy ở cổ tử cung rất mạnh làm cho tinh trùng không thâm nhập được vào buồng tử cung nên có hiệu quả tránh thai cao (99,6%).

Phương pháp tránh thai này không gây ra rối loạn về mạch, huyết áp, không ảnh hưởng đến việc sản xuất steroid và miễn dịch, không gây phù, không làm phát triển u xơ tử cung nên có thể dùng cho người u xơ tử cung. Thuốc tiêm tránh thai có thể dùng cho người có bệnh van tim chưa có biến chứng song không dùng cho người bị bệnh tim nặng như: nhồi máu cơ tim, viêm tắc tĩnh mạch.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai dạng tiêm

Thuốc tiêm tránh thai có một số tác dụng phụ như:

Mất kinh: Đây là tác dụng phụ thường gặp, khoảng 60% phụ nữ dùng thuốc tránh thai dạng tiêm gặp phải. Hiện tượng này là do thuốc tiêm tránh thai chỉ chứa progestin nên lượng progestin sẽ cao hơn estrogen so với tỷ lệ lúc bình thường, do đó, niêm mạc tử cung sẽ không phát triển mạnh dày ra và bị bong, chảy máu như lúc hành kinh thông thường, gọi là hiện tượng mất kinh. Hiện tượng này không có hại gì cho sức khỏe hay sinh sản về sau, nên vẫn tiếp tục dùng thuốc tiêm tránh thai.

Rong kinh: Khi dùng thuốc tiêm tránh thai cũng có thể bị rong kinh, rong huyết, băng kinh. Rong kinh là kinh kéo dài (7 – 8 ngày), lượng máu ra bằng hay nhiều hơn bình thường (50 – 80ml). Hiện tượng này thường chỉ xảy ra trong những mũi tiêm đầu thuốc tiêm tránh thai sau đó hết dần, đi vào ổn định, nên vẫn cứ tiếp tục dùng thuốc tiêm tránh thai.

Rong huyết là xuất huyết một ít giữa chu kỳ hành kinh. Hiện tượng này không nghiêm trọng và không cần điều trị, sẽ tự hết. Băng kinh là lượng máu nhiều hơn hành kinh bình thường, rất ít khi xảy ra.

Tăng cân: Thuốc tiêm tránh thai có thể làm tăng cân, thường tăng 5% trong vòng 6 tháng, tình trạng tăng cân vẫn tiếp tục kéo dài. Nếu khi dùng thuốc tiêm tránh thai mà bị tăng cân nhanh chóng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và có thể chuyển sang dùng biện pháp tránh thai khác.

Loãng xương: Việc sử dụng lâu dài thuốc tiêm tránh thai có thể làm giảm nồng độ khoáng chất trong xương ở một số phụ nữ, tuy nhiên trình trạng này có thể trở lại bình thường khi ngừng tiêm. Tiêm thuốc tránh thai gây loãng xương nữ ở bất cứ độ tuổi nào, thường xảy ra nhanh và tồi tệ khi dùng kéo dài quá 2 năm, còn dùng trong phạm vi 2 năm thì không hay rất hiếm xảy ra. Vì thế không nên dùng thuốc tiêm tránh thai quá 2 năm.

Thay đổi tâm trạng :Thuốc tiêm tránh thai còn làm cho người dùng thay đổi tâm trạng giống như khi có thai (khi buồn, khi giận, chán nản, mỏi mệt) nhưng chỉ trong thời gian ngắn, nếu kéo dài thì cần điều trị và sau khi điều trị một thời gian ngắn cũng hết.

Nhức đầu: Ngoài ra nhức đầu, đau bụng dưới, cương vú, buồn nôn nhưng không nặng, có thể xử lý bằng các cách thông thường.

Ngừng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh?

Khi bạn tiêm hóc môn tránh thai, thuốc sẽ vẫn còn tác dụng trong vòng 12 tuần, do có một lượng nhỏ hóc môn vẫn tiếp tục tiết ra trong cơ thể sau mũi tiêm cuối cùng, do đó, có thể sẽ mất thêm một thời gian nữa để chu kỳ kinh nguyệt trở về bình thường. Khi bạn ngừng dùng thuốc tiêm tránh thai, có thể mất hàng tháng để kinh nguyệt của bạn trở lại bình thường (trung bình khoảng 8 tháng) và tối đa sau 18 tháng bạn có thể có khả năng mang thai trở lại. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần phải sử dụng một biện pháp tránh thai khác trong vòng 14 tuần kể từ mũi tiêm cuối cùng nếu bạn không muốn mang thai.

Ai không được sử dụng thuốc tiêm tránh thai?

Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp không thích hợp với một số phụ nữ sau: 

Phụ nữ đang mang thai

Người đang mắc ung thư vú.

Những người có nhiều nguy cơ bị bệnh mạch vành (như lớn tuổi, hút thuốc lá, tiểu đường và tăng huyết áp).

Người có bệnh tăng huyết áp hoặc có bệnh lý mạch máu.

Người đang bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi hoặc đã từng hoặc đang bị tai biến mạch máu não hoặc thiếu máu cơ tim.

Người đang bị lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid (hoặc không làm xét nghiệm) hoặc có giảm tiểu cầu trầm trọng.

Người bị ra máu âm đạo bất thường chưa được chẩn đoán nguyên nhân.

Người đã từng bị ung thư vú và không có biểu hiện tái phát trong vòng 5 năm trở lại.

Người bị bệnh tiểu đường có biến chứng (thận, thần kinh, võng mạc, mạch máu) hoặc trên 20 năm.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...