Người cao tuổi có bệnh nền ăn gì để tăng sức đề kháng Covid-19?

Thứ Hai, 02/08/2021 04:10 PM (GMT+7)

Khi lựa chọn các thực phẩm, ngoài việc duy trì đủ bữa, đủ năng lượng để có sức đề kháng phòng ngừa Covid-19, người già cũng nên ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.

Theo TS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng Khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, điều quan trọng nhất với người cao tuổi có bệnh nền (hen, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, suy thận mạn tính...) là phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Người cao tuổi cần phải tuân thủ uống đúng thuốc và đủ thuốc theo đơn của bác sĩ, nếu có. Về dinh dưỡng, người cao tuổi vẫn phải ăn đủ bữa, không được bỏ bữa để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết, đặc biệt với người bệnh đái tháo đường. Khi lựa chọn các thực phẩm, ngoài việc duy trì đủ bữa, đủ năng lượng để có sức đề kháng phòng ngừa Covid-19, người già cũng nên ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.

“Với nhóm thực phẩm có chất đạm, người cao tuổi nên ưu tiên các ưu tiên đạm từ thủy, hải sản, sau đó là đạm đến từ loại 2 chân (gia cầm) rồi đến đạm từ động vật 4 chân (gia súc). Đồng thời, người cao tuổi cũng cần cân đối đạm động vật và thực vật, không nên ăn chay trường”, TS Trọng Hưng nhấn mạnh.

raucuqua

Ngoài nên ăn đủ rau, hoa quả, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng khuyến cáo người cao tuổi nên uống đủ nước. Nước tham gia vào quá trình điều hòa giữ thân nhiệt, giúp chuyển hóa các chất dễ dàng hơn. Với người cao tuổi, các tuyến đã suy giảm theo tuổi tác, sự tiết của tuyến nước bọt có thể bị giảm, nên uống đủ nước cũng giúp việc ăn uống dễ dàng hơn.

Đặc biệt thời điểm này, dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nguy cơ lây nhiễm, chúng ta uống đủ nước giúp làm sạch cơ thể hơn. Hơn nữa, với người cao tuổi – nhu động ruột giảm nếu không cung cấp đủ nước có thể gây táo bón. Tuy nhiên, TS Hưng cũng khuyến cáo người già chỉ nên uống đủ nước, không nên uống nhiều vì khả năng chuyển hóa đã bị giảm đi.

“Người cao tuổi không có bệnh lý về tim mạch, phổi tắc nghẽn, có thể uống 30-35ml/kg/ngày. Theo đó, một người già, cân nặng 50 kg nên uống khoảng 1,5-1,7l/ngày. Nếu tập luyện mất mồ hôi, chúng ta có thể uống thêm chút nữa. Nên uống chia đều ra trong ngày, không nên uống nhiều trong một lần để tránh cho tim mạch phải làm việc nhiều”, TS Hưng nói.

Lượng nước cung cấp cho cơ thể tùy theo độ tuổi. Với người dưới 50 tuổi nên uống khoảng 40ml/kg/ngày, ví dụ người có cân nặng 50kg nên uống khoảng 2l/ngày.

Theo Vietnamnet

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...