Người cao tuổi mắc bệnh nền có nên tiêm vaccine phòng Covid-19?

Thứ Hai, 23/08/2021 03:52 PM (GMT+7)

Nhiều người thường lo lắng vấn đề an toàn cho người cao tuổi khi tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, việc tiêm vaccine cho người cao tuổi có ý nghĩa rất lớn không chỉ với bản thân người cao tuổi mà còn đối với gia đình và cộng đồng.

Là đối tượng có sức đề kháng kém, dễ bị tấn công bởi Covid-19 cũng như có nguy cơ cao tiến triển nặng, thậm chí tử vong khi mắc bệnh, người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính hiện đang thuộc nhóm ưu tiên trong 16 nhóm được tiêm chủng phòng ngừa. Không chỉ giúp phòng ngừa việc nhiễm bệnh và nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm của Covid-19, việc tiêm vaccine Covid-19 sẽ giúp những người cao tuổi mắc bệnh nền tự tin hơn khi đến bệnh viện để khám và chữa trị bệnh nền.

Đối với công tác phòng chống dịch, việc tiêm vaccine cho người cao tuổi cũng có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ sức khoẻ cộng đồng khi tỷ lệ tiêm chủng cao, khả năng miễn dịch cộng đồng tăng, dẫn đến giảm sự lây truyền dịch bệnh.

Sau đây là một số lưu ý của chuyên gia y tế về vấn đề tiêm vaccine Covid-19 cho đối tượng người cao tuổi mắc bệnh nền.

Người cao tuổi mắc bệnh tim mạch

Những người đang có các bệnh lý tim mạch nên tiêm chủng tại bệnh viện để theo dõi và xử trí kịp thời các tác dụng phụ nặng như phản vệ, viêm màng ngoài tim... nếu có xảy ra sau tiêm. Bệnh nhân tim mạch tiêm chủng Covid-19 sớm sẽ giảm nguy cơ thúc đẩy bệnh nghiêm trọng phải nhập viện.

Trừ các chống chỉ định, tiêm vaccine sớm ở người mắc bệnh tim mạch sẽ có lợi hơn so với không tiêm.

Người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường

Người cao tuổi bệnh đái tháo đường dễ mắc Covid-19 hơn so với người không bị đái tháo đường, triệu chứng cũng nặng nề hơn do không kiểm soát được đường huyết làm giảm miễn dịch của cơ thể. Do đó tiêm vaccine Covid-19 cho nhóm này là cần thiết.

Người cao tuổi mắc bệnh gan mạn tính

Theo nghiên cứu, bệnh nhân gan mạn tính nên được ưu tiên tiêm chủng phòng ngừa Covid-19. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các trường hợp xơ gan mất bù, ung thư gan giai đoạn cuối đã cắt lách cần trì hoãn tiêm chủng.

Người cao tuổi mắc bệnh cơ xương khớp mạn tính

Các thuốc kháng viêm, corticoid mà người mắc các bệnh cơ xương khớp đang dùng có thể làm giảm đáp ứng hiệu quả của vaccine Covid 19.

Do đó, quyết định có tiêm chủng khi đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hay không tùy thuộc vào liều đang sử dụng và thời gian sử dụng thuốc của từng người. Người đang dùng các thuốc này với liều 20mg/ngày trong vòng 2 tuẩn trở lên và trên 40mg/ngày trong một tuần trở lên, không được phép tiêm vaccine Covid-19 vì đây là liều ức chế miễn dịch.

Như vậy, người cao tuổi mắc bệnh nền không phải là nhóm chống chỉ định mà là đối tượng ưu tiên trong tiêm chủng phòng ngừa Covid-19. Người cao tuổi và người thân nên nắm rõ những điều cần lưu ý trước và sau khi tiêm chủng theo khuyến cáo của Bộ Y tế để việc tiêm chủng được hiệu quả và an toàn nhất. Đồng thời, sau khi tiêm vaccine, người cao tuổi cũng không nên chủ quan mà vẫn cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện biện pháp 5K để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...