Người già cần làm gì để phòng bệnh lây nhiễm, trong đó có nCoV?

Thứ Sáu, 31/01/2020 10:16 AM (GMT+7)

Theo bác sĩ Bệnh viện Lão khoa T.Ư, người già sức yếu lại trên nền mắc nhiều bệnh mãn tính sẽ có đề kháng kém, dễ mắc các bệnh lây nhiễm, các bệnh viêm đường hô hấp, trong đó có cả bệnh viêm phổi cấp nCoV đang bùng phát hiện nay.

Sáng 29/1 (mùng 5 Tết âm lịch), thạc sĩ – bác sĩ Trần Mạnh Bắc – trực cấp cứu (Bệnh viện Lão khoa T.Ư) cho biết, Tết Nguyên đán năm nay, số người già cấp cứu có tăng nhẹ so với ngày thường. Các bệnh thường gặp như viêm phổi, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, hen suyễn...

nguoi-cao-tuoi-phong-benh-corona

Trời rét đậm, người già dễ bị đột quỵ, hen suyễn. 

Theo bác sĩ Bắc, trời rét đậm nên người già mắc các bệnh mãn tính thường dễ đổ bệnh. Tuy nhiên, họ thường không muốn làm phá vỡ không khí vui Tết của con cháu nên cố gắng chịu đựng khi gặp các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, khó thở... Do đó, khi nhập viện thường đã nặng, khó khăn trong việc cấp cứu, điều trị.

Hơn nữa trời rét đậm, mạch máu co lại làm huyết áp tăng đột ngột dễ dẫn đến đột quỵ. Người già đi ra ngoài để sắm sửa, trang trí Tết, đi chúc Tết thường dễ bị đột quỵ...

“Người dân, đặc biệt là người cao tuổi không nên bỏ qua các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, khó thở, yếu nửa người. Khi thấy có dấu hiệu như vậy nên đi khám ngay để được chẩn đoán kịp thời” – bác sĩ Bắc khuyến cáo.

Hiện nay,  tình hình dịch viêm phổi cấp nCoV đang diễn ra phức tạp với gần 6100 ca mắc, 132 ca tử vong, trong đó đa số các ca bệnh nặng, tử vong là người cao tuổi, mắc cùng lúc nhiều bệnh mãn tính.

Bác sĩ Bắc cũng khuyến cáo, người cao tuổi nên đề phòng các bệnh lây nhiễm, bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus, trong đó có cả virus corona đang gây bệnh viêm phổi cấp nCoV. Vì người già sức yếu, trên nền bệnh mắc nhiều bệnh mãn tính nên khi bị mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi thì rất dễ trở nặng, khó điều trị.

“Để đề phòng lây các bệnh đường hô hấp, người cao tuổi nên giữ ấm, tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm, nên đeo khẩu trang khi ra đường; hạn chế bắt tay; rửa tay thường xuyên; ăn uống đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng; nếu bị các bệnh mãn tính nên uống thuốc đủ liều, đúng cách để bệnh ổn định” – bác sĩ Bắc khuyên.

Ngoài ra, bác sĩ Bắc cũng cho rằng, nếu người già nằm viện thì người thân quen cũng hạn chế đến thăm, mang theo virus lây bệnh thêm: “Chúng tôi rất khổ với những trường hợp người nhà ào ào tới thăm, dù bệnh nhân đang nằm ở phòng cấp cứu, điều dưỡng nhắc nhở cũng không được. Người khỏe mang mầm bệnh thì không chắc đã mắc bệnh, chỉ khổ người bệnh đã ốm lại bệnh thêm”.

Theo Dân Việt.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...