789

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bép phì ở trẻ

Chủ Nhật, 06/10/2019 04:36 PM (GMT+7)

Việc ăn uống quá mức so với nhu cầu kèm lối sống tĩnh tại, ít vận động thể lực làm tăng tình trạng béo phì ở trẻ em và dẫn đến nguy cơ sau: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, đái tháo đường týp 2, rối loạn nội tiết, rối loạn giấc ngủ và cơn ngừng thở...

tre0beo-phi

Béo phì là gì?

Béo phì được định nghĩa là tình trạng tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại các mô mỡ và các tổ chức khác dẫn đến các biến chứng có hại cho sức khỏe.

Chẩn đoán béo phì ở trẻ em

Có nhiều tiêu chuẩn đánh giá béo phì ở trẻ em, phổ biến là phương pháp đánh giá z-score của chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới.

BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao (m) x Chiều cao (m)

Công thức trên được áp dụng khi trẻ từ 2 tuổi trở lên

Trẻ 2-5 tuổi: thừa cân khi z-score BMI ≥ 2SD và béo phì khi ≥ 3SD

Trẻ 5-18t: thừa cân khi z-score BMI ≥ 1SD và béo phì khi ≥ 2SD

Chỉ số BMI

BMI là một trong những tiêu chuẩn đánh giá béo phì ở trẻ em

Nguyên nhân của béo phì

Béo phì nguyên phát

Do mất cân bằng năng lượng: tăng lượng thu vào nhiều hơn nhu cầu của cơ thể hoặc/và giảm lượng tiêu hao trong thời gian dài làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.

Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hoá thân nhiệt. Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành.

Béo phì thứ phát

Béo phì thứ phát thường gặp trong các bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc,...

Béo phì do suy giáp trạng: béo toàn thân, lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ.

Béo do cường năng tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ tượng thận): béo bụng, da đỏ có vết rạn, nhiều trứng cá, huyết áp cao.

Béo phì do thiểu năng sinh dục: thường gặp trong 1 số hội chứng: Prader-Willi béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón và có tật về mắt

Béo phì do các bệnh về não: thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.

Béo phì do dùng thuốc: uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm béo của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu và không tìm thấy nguyên nhân trừ khai thác bệnh sử có sử dụng thuốc corticoid.

Các yếu tố nguy cơ béo phì

Nguyên nhân và cách điều trị béo phì ở trẻ em

Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều chất béo, đồ ngọt là nguy cơ lớn gây béo phì ở trẻ

Tiền sử gia đình

Bố hoặc mẹ bị béo phì: 80% trẻ béo phì nặng có một hoặc cả hai bố mẹ cùng béo phì.

Cân nặng lúc sinh: trẻ có cân nặng lúc sinh > 4 kg có nguy cơ béo phì cao hơn trẻ có cân nặng lúc sinh bình thường.

Thực phẩm giàu năng lượng

Thức ăn nhiều chất béo (mỡ, da, phủ tạng, thức ăn chiên xào, quay, thức ăn nhanh) thức ăn thức uống ngọt (chè, bánh kẹo ngọt, nước có đường, trái cây quá ngọt,...).

Thiểu năng trí tuệ

Trẻ bị thiểu năng trí tuệ có bản năng kiểm soát thói quen ăn uống, nhận biết cảm giác no kém nên dễ dẫn đến ăn quá mức và ăn không biết no. Ngoài ra, khả năng giao tiếp xã hội bị hạn chế trẻ ít có cơ hội chơi đùa, vận động nên thường tìm đến ăn để tự tiêu khiển cho bản thân.

Vận động thể lực ít

Trẻ có lối sống tĩnh tại như ít vận động thể lực, dành nhiều thời gian xem tivi, chơi game, đọc sách báo,.. thường có thói quen ăn vặt thường tiêu hao nặng lượng ít trong khi thu nạp năng lượng vượt mức nhu cầu, lâu dài dễ dẫn đến tình trạng béo phì.

Làm sao để phòng ngừa béo phì ở trẻ em?

Ở những trẻ tăng cân nhanh, có xu hướng thừa cân béo phì, cha mẹ cần chú ý:

Chế độ vận động:

- Tránh cho trẻ ngồi lâu một chỗ, đọc truyện, chơi game kéo dài. Không chơi game hay xem ti vi quá 2 giờ một ngày.

- Khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi vận động và phụ làm việc nhà thích hợp.

 - Khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ tham gia một môn thể thao (đối với trẻ lớn).

Làm sao để phòng ngừa béo phì ở trẻ em?

Ở những trẻ tăng cân nhanh, có xu hướng thừa cân béo phì, cha mẹ cần chú ý:

Chế độ vận động:

- Tránh cho trẻ ngồi lâu một chỗ, đọc truyện, chơi game kéo dài. Không chơi game hay xem ti vi quá 2 giờ một ngày.

- Khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi vận động và phụ làm việc nhà thích hợp.

 - Khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ tham gia một môn thể thao (đối với trẻ lớn).

Chế độ ăn:

- Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa nhất là bữa ăn sáng, hạn chế ăn sau 20 giờ.

- Hạn chế mỡ, phủ tạng động vật, da động vật.

- Hạn chế thức ăn ngọt (cho trẻ ăn thức ăn ngọt 1-2 lần /tuần).

- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau và trái cây trong ngày.

- Không dự trữ thức ăn ngọt (bánh ngọt, kẹo, kem, chè, chocolat) trong nhà.

- Không dùng thức ăn làm phương tiện thưởng hay phạt trẻ.

- Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa nhất là bữa ăn sáng, hạn chế ăn sau 20 giờ.

- Hạn chế mỡ, phủ tạng động vật, da động vật.

- Hạn chế thức ăn ngọt (cho trẻ ăn thức ăn ngọt 1-2 lần /tuần).

- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau và trái cây trong ngày.

- Không dự trữ thức ăn ngọt (bánh ngọt, kẹo, kem, chè, chocolat) trong nhà.

- Không dùng thức ăn làm phương tiện thưởng hay phạt trẻ.

Theo dõi:

Theo dõi cân nặng định kỳ và nhờ bác sĩ tư vấn khi thấy con bạn tăng cân quá giới hạn cho phép 0,5kg /tháng đối với trẻ > 2 tuổi và 1kg/tháng đối với trẻ trong giai đoạn dậy thì.

Làm gương cho trẻ:

Cha mẹ hay thành viên khác trong gia đình phải cùng thực hiện hành vi ăn uống và vận động thể lực lành mạnh để làm gương cho trẻ.

Điều trị béo phì trẻ em như thế nào?

Những nguyên tắc chính của việc điều trị béo phì trẻ em:

Điều trị béo phì trẻ em là quá trình theo dõi lâu dài (giảm cân nếu cần trong vòng 6 tháng rồi sau đó theo dõi duy trì cân nặng) chứ không thể giải quyết qua một hay hai lần khám bệnh được.

Một trong những mục tiêu chính của việc điều trị giảm cân ở trẻ con là giáo dục kiến thức và hành vi tốt cho trẻ về phương diện ăn uống và vận động.

Giảm cân nặng thực sự sẽ được cân nhắc ở những trẻ lớn, có biến chứng, béo phì nặng.

Béo phì dưới 2 tuổi không cần giảm cân mà chỉ theo dõi (vì trẻ bị béo phì dưới 2 tuổi ít có nguy cơ béo phì khi lớn lên).

Vai trò của gia đình trong việc điều trị béo phì của trẻ là cực kỳ quan trọng.

Các yếu tố của một chương trình điều trị béo phì trẻ em:

a. Chế độ vận động:

Trẻ dưới 6 tuổi chưa đòi hỏi phải tập thể dục thể thao nhưng khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ tham gia trò chơi vận động (đạp xe, nhảy dây, cò cò, năm mười…), phụ việc nhà vừa sức. Trẻ trên 6 tuổi thì ngoài những việc trên, còn tạo điều kiện cho trẻ tham gia thể dục hay thể thao vừa sức.

b. Chế độ thuốc:

Hiện nay ở trẻ em không khuyến khích sử dụng thuốc điều trị béo phì.

c. Chế độ ăn:

Nhân viên tiết chế sẽ đánh giá khẩu phần và ra thực đơn cho trẻ tùy từng trường hợp cụ thể.

d. Điều chỉnh hành vi:

- Tự kiểm soát: Cho trẻ ghi nhật ký ăn uống và vận động trong một tuần.

- Cung cấp kiến thức về dinh dưỡng: Chế độ ăn lành mạnh (xin xem phần phòng ngừa béo phì ở trên), phụ huynh phải biết đọc nhãn thực phẩm để chọn lựa thực phẩm thích hợp cho gia đình, phụ huynh phải biết lợi ích của chất xơ như phòng chống táo bón, phòng chống ung thư, giúp giảm mỡ trong máu).

- Kiểm soát kích thích: Hạn chế dự trữ thức ăn ngọt béo trong nhà, chỉ ăn tại bàn ăn và không ăn nơi khác trong nhà, cha mẹ không ép trẻ ăn, không yêu cầu trẻ phải ăn hết toàn bộ suất ăn.

- Điều chỉnh các thói quen ăn uống: Cắn miếng nhỏ, nhai chậm, đặt đũa xuống giữa các lần nhai và chừa một ít thức ăn trong chén.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...