789

Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh suy thận

Thứ Tư, 11/03/2020 11:46 AM (GMT+7)

Suy thận là tình trạng thận suy yếu, không đảm bảo các nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn cơ thể. Các dấu hiệu bệnh suy thận bao gồm:

suy-than

Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh suy thận

Suy thận là tình trạng thận suy yếu, không đảm bảo các nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn cơ thể. Tuy không nằm trong nhóm lây nhiễm nhưng tỷ lệ mắc bệnh thận ngày càng gia tăng. Trong số các vấn đề về thận thì suy thận có tỷ lệ mắc cao, mức độ trầm trọng, gây ra nhiều hệ lụy nặng nề. Các dấu hiệu bệnh suy thận bao gồm:

– Nước tiểu bất thường: Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc thay đổi màu; Đi tiểu nhiều về đêm mặc dù không uống nhiều nước trước khi đi ngủ; Buồn tiểu nhưng đi tiểu lại không được nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt; Đi tiểu ra máu; Căng tức vùng bàng quang, đi tiểu khó khăn.

- Phù nề: Khi thận bị suy giảm chức năng, các chất lỏng dư thừa sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ra hiện tượng phù, đặc biệt là vùng cổ chân, bàn chân, bàn tay, cổ, mặt,…

- Buồn nôn: Các chất thải tích tụ trong cơ thể không được đào thải ra ngoài nên người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn liên tục. Bên cạnh đó, hơi thở còn có thể xuất hiện mùi amoniac hoặc vị kim loại.

- Mệt mỏi: Đột nhiên bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn,… rất có thể là do thận đang gặp vấn đề. Bởi khi thận bị suy, các tế bào hồng cầu vận chuyển khí oxy ít làm việc (tình trạng thiếu máu), khiến cơ và não bộ suy nhược.

- Cảm giác lạnh liên tục: Khi cơ thể bị thiếu máu do các vấn đề liên quan tới thận, bạn sẽ có cảm giác lạnh ngay cả khi trong phòng ấm. Đặc biệt, sốt và ớn lạnh là những triệu chứng thường gặp khi bị viêm thận.

Suy thận nguy hiểm như thế nào?

Bệnh thận mạn tính ảnh hưởng đến hầu hết bộ phận trong cơ thể. Nếu như không chữa trị một cách dứt điểm, suy thận sẽ ngày càng tiến triển sang các giai đoạn sau, nặng hơn và rất nguy hiểm. Các biến chứng tiềm ẩn bao gồm:

- Gây giữ nước, huyết áp cao hoặc xuất hiện dịch trong phổi (phù phổi).

- Sự gia tăng đột ngột nồng độ kali trong máu (tăng kali máu), có thể làm giảm khả năng hoạt động của tim và đe dọa đến tính mạng.

- Bệnh tim và mạch máu (tim mạch).

- Làm xương yếu dần, tăng nguy cơ loãng xương, khiến xương dễ gãy.

- Giảm chức năng tình dục, rối loạn cương dương hoặc giảm khả năng sinh sản.

- Gây thiệt hại cho hệ thống thần kinh trung ương, dẫn đến khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật.

- Khi suy thận tiến triển đến giai đoạn cuối, người bệnh cần phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Điều trị suy thận như thế nào?

Những triệu chứng suy thận ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, vì vậy, bạn cần có biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ sớm. Để giúp việc chữa trị có hiệu quả, người bệnh suy thận nên chú ý:

Dùng thuốc kiểm soát nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị suy thận mạn tính mà chỉ giúp kiểm soát nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu bị bệnh thận do huyết áp cao thì đơn thuốc sẽ bao gồm các loại thuốc hạ huyết áp. Còn với những người bị suy thận do tiểu đường thì phải dùng thuốc hạ đường huyết.

Kiểm soát chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những bước quan trọng để bảo tồn chức năng thận cũng như hạn chế biến chứng nguy hiểm do suy thận gây ra, cụ thể:

+ Bổ sung đạm vừa đủ và chất béo lành mạnh: Nên bổ sung protein từ cá, thịt gia cầm, trứng, sữa và đậu. Đồng thời, thêm vào thực đơn nguồn chất béo lành mạnh bao gồm: Cá béo, các loại hạt, olive và quả bơ,...

+ Kiêng các loại carbohydrate tinh chế và tránh thực phẩm gây viêm, dị ứng.

+ Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp cải thiện tình trạng căng thẳng, stress trong cuộc sống. 

+ Bổ sung vitamin nhóm B: Các vitamin nhóm B, đặc biệt là B5 và B6 giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho thận làm việc hiệu quả. 

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Người mắc suy thận cần tránh tập luyện nặng cũng như làm việc căng thẳng. Chuyên gia khuyên người bệnh chỉ nên lao động nhẹ, tập luyện các bài tập có cường độ vận động thấp như đi bộ, đạp xe, tập yoga,…

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...