789

Nhiễm trùng vết mổ đẻ: Nguyên nhân và dấu hiệu

Thứ Ba, 14/04/2020 03:43 PM (GMT+7)

Nhiễm trùng vết mổ là điều đáng lo ngại, nếu không được quan tâm đúng mức, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của sản phụ, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí là nguy cơ tử vong.

nhiem-trung-vet-mo

Vì vậy phương pháp sinh mổ chỉ được bác sỹ chỉ định khi có nguy cơ với mẹ hoặc thai nhi và không thể dùng phương pháp sinh thường. Dưới đây là một số dấu hiệu và chú ý trong phòng tránh nhiễm trùng vết mổ sau sinh nên biết.

Nguyên nhân nhiễm trùng vết mổ

Yếu tố tại chỗ

- Vết mổ không được chăm sóc và giữ vệ sinh nên bị nhiễm các loại vi trùng gây bệnh cư trú ở lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn. 

- Tụ dịch trong vết mổ do kỹ thuật khâu đóng bụng sau khi thai và phần phụ của thai đã ra ngoài hết. Dưới vết khâu có nhiều ổ tụ máu do khâu không khít, điều này là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tạo thành ổ abces.

- Vết mổ có mô hoại tử hay vật lạ

- Giảm sức đề kháng tại vết mổ

- Chỉ khâu loại nhiều sợi

Yếu tố toàn thân

- Bệnh nhân lớn tuổi, sức đề kháng kém nên rất dễ bị nhiễm những loại vi khuẩn gây bệnh thông thường. Chính vì vậy mà nhiễm trùng vết mổ thường gặp ở những phụ nữ sinh mổ nhưng đã lớn tuổi.

- Những sản phụ có tiền sử bị suy dinh dưỡng, lao, ung thư, bệnh bạch cầu, AIDS,  đang dùng corticoid kéo dài.

- Những sản phụ bị hạ thân nhiệt, sốc, thiếu oxy, sử dụng các thuốc co mạch trong lúc phẫu thuật lấy thai.

Các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ                            

Dấu hiệu toàn thân

- Sản phụ sốt cao 39- 40 độ, đôi khi có cảm giác ớn lạnh

- Da, niêm mạc tái nhợt, mệt mỏi, choáng váng

- Đau tức vùng bụng dưới đặc biệt xung quanh vết mổ, ngực cương đau

- Sản dịch ra có mùi hôi

Dấu hiệu tại chỗ

- Vết mổ sưng tấy, cảm giác nóng

- Chảy mủ, dịch tiết từ vết mổ, vết mổ không liền miệng, dịch có mùi hôi

Tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh thực sự là một điều đáng lo ngại, nếu không được quan tâm chú ý đúng mức, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ cơ thể của sản phụ, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí có nguy cơ tử vong. Sinh mổ không phải lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ sản khoa, mổ đẻ chỉ được chỉ định khi mẹ hoặc thai có nguy cơ về sức khỏe.

Xử trí và chăm sóc vết mổ

- Bảo vệ vết mổ đã đóng bằng băng vô trùng trong 24- 48 giờ sau phẫu thuật. Băng này không được lấy ra để tắm hay làm ướt

- Đối với những vết mổ hở để đóng thì hai, vết mổ phải được đắp với gạc ẩm vô trùng và che phủ với băng vô trùng.

- Thay băng vết thương phải sử dụng kỹ thuật vô khuẩn và sử dụng băng vô trùng

- Rửa tay trước và sau khi thay băng và khi có bất kỳ tiếp xúc nào với vị trí phẫu thuật

- Giáo dục bệnh nhân và gia đình về cách chăm sóc vết thương đúng, biết những triệu chứng của

- Nhiễm trùng vết mổ và việc cần thiết phải báo cáo những triệu chứng này

Các bà mẹ sinh mổ cần phải cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt hay chọn thực phẩm để mau hồi phục sức lực, nhất là khi vừa đau với vết mổ vừa phải chăm sóc con cái. Khi phát hiện những dấu hiệu nhiễm trùng, sản phụ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...