789

Nhiều thanh niên còn thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản và tình dục

Thứ Ba, 10/05/2016 12:00 AM (GMT+7)

Khảo sát thực tế tại các khu công nghiệp ở các tỉnh phía Nam cho thấy, kiến thức về sức khỏe sinh sản và tình dục của thanh niên rất hạn chế.

Hôm nay (2/3) tại Hà Nội, Bộ Nội vụ phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức “Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển thanh niên”.

Tại hội thảo, lãnh đạo Bộ Nội vụ và UNFPA nhấn mạnh: Bảo vệ quyền và đầu tư cho thanh niên, thiếu niên là trách nhiệm của mỗi quốc gia, giúp mang lại lợi ích cho gia đình, cộng đồng và đất  nước”.

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2014, Việt Nam đã bước vào giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” với tỷ lệ thanh niên cao nhất trong lịch sử, chiếm 1/3 dân số cả nước. Đây là cơ hội thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vì vậy, theo các chuyên gia, chúng ta cần bảo đảm tất cả mọi người trẻ tuổi đều được quan tâm, được giáo dục, chăm sóc sức khỏe và được hỗ trợ để phát huy hết tiềm năng của mình.

Theo “Báo cáo Quốc gia về Thanh niên Việt Nam”, do TS. Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ trình bày cho thấy, tổng số thanh niên năm 2014 là hơn 25 triệu người, chiếm 27,7% dân số, trong đó nam thanh niên chiếm 50,9% và nữ thanh niên chiếm 49,1%; thanh niên khu vực nông thôn chiếm 70,9%.

Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên Việt Nam có trình độ học vấn từ cao đẳng đại học trở lên còn thấp; có sự khác biệt về trình độ học vấn theo vùng miền, điều kiện kinh tế hộ gia đình và nhóm dân tộc. Số liệu cho thấy mới có 4,282% tổng số thanh niên tốt nghiệp đại học trở lên; thất nghiệp trong khi nhóm dân số từ 16-30 tuổi chiếm 38% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên của cả nước; thất nghiệp thành thị cao hơn nông thôn, nữ giới cao hơn nam giới.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng trong các nhóm tuổi. Nhóm tuổi trẻ chưa có chồng là nhóm có nhu cầu tránh thai cao nhưng lại có tỷ lệ chưa được đáp ứng cao nhất (chiếm 31,4%).

Ông Vũ Minh Đăng dẫn chứng: “Qua khảo sát thực tế tại các khu công nghiệp ở các tỉnh phía Nam, cũng như tại các trường đại học, cho thấy kiến thức về sức khỏe sinh sản và tình dục của thanh niên tại khu vực này rất hạn chế”.

Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam đề xuất: “Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, bảo vệ quyền của thanh niên, tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên hoàn thành bậc học THCS, dạy các em kỹ năng sống cần thiết, hỗ trợ tìm việc làm phù hợp, bảo đảm thanh niên được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục… là các nền tảng thiết yếu để thanh niên bắt đầu một giai đoạn trưởng thành khỏe mạnh và thành công. Quá trình này đòi hỏi phải có sự đầu tư thực sự và cần sự hợp tác, phối hợp của tất cả các ban ngành”.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cũng nhấn mạnh: “Thanh niên được khẳng định là lớp người làm chủ tương lai của đất nước; được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước”./.

Theo VOV.vn

System

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...