789

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị ở trẻ em

Thứ Tư, 12/02/2020 11:56 AM (GMT+7)

Trẻ mắc quai bị nên hạn chế chạy nhảy nhằm tránh các biến chứng như viêm màng não, viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng.

tre-bi-quai-bi-0

Triệu chứng quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị ở trẻ em thường lành bệnh từ 10-12 ngày. Mỗi bên mang tai hết sưng phải mất khoảng 1 tuần. Trước khi bị quai bị, trẻ thường khó chịu trong người, thời gian này kéo dài từ 1-2 ngày.

Trẻ bị quai bị sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:

Trẻ sốt cao từ 38-40 độ C và kéo dài từ 3-4 ngày

Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, nhức tai

Người ớn lạnh, sợ gió

Bị chảy nước bọt, tuyến nước bọt sưng dần ở mang tai

Sưng má, nuốt nước bọt bị đau, có thể bị sưng má một bên hoặc hai bên

Họng bị viêm đỏ

Hàm bị đau khi há miệng hay nhai thức ăn, có thể đau lan ra cả tai.

Quai bị

Bệnh quai bị ở trẻ em thường lành bệnh sau khoảng 10 - 12 ngày

Biến chứng của bệnh quai bị

Bệnh quai bị có thể có nguy cơ thành biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị đúng cách.

Một số người tưởng rằng trẻ trai mắc bệnh quai bị sẽ bị vô sinh. Quai bị là bệnh lành tính với tỷ lệ biến chứng thấp. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nặng sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn tinh, một trong những nguyên nhân gây nên vô sinh ở nam giới. Không phải trẻ trai nào bị quai bị cũng bị viêm tinh hoàn. và không phải bé nào bị viêm tinh hoàn cũng bị vô sinh. Có khoảng 13% trẻ bị viêm tinh hoàn bị biến chứng vô sinh.

Một số biến chứng của bệnh quai bị bao gồm:

Viêm tinh hoàn: đây là biến chứng đáng lo ngại nhất, biến chứng teo tinh hoàn, tuy nhiên tỷ lệ teo tinh hoàn do virus quai bị rất thấp ( khoảng 0,5%). Nam giới mắc quai bị có thể bị teo một bên hoặc hai bên tinh hoàn

Viêm buồng trứng ở nữ, tỷ lệ mắc biến chứng này cũng khá thấp

Viêm não

Viêm màng não

Viêm tụy cấp tính

Viêm cơ tim

Giảm bạch cầu.

Mặc dù những biến chứng của bệnh quai bị gặp với tỷ lệ thấp nhưng chúng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Vì sao trẻ mắc quai bị nên hạn chế chạy nhảy?

Trẻ mắc quai bị nên hạn chế chạy nhảy nhằm tránh các biến chứng như viêm màng não, viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng.

Bên cạnh việc hạn chế chạy nhảy, vận động mạnh, trẻ bị quai bị cũng cần phải được chữa trị bằng một số biện pháp sau:

Để tránh va chạm vào những vết sưng, cho trẻ ăn những món dễ nuốt, mềm như cháo, súp...nếu trẻ quá đau có thể cho trẻ dùng ống hút.

Cho trẻ uống nhiều nước để hạ thân nhiệt, bên cạnh đó cho trẻ uống thêm nước ép hoa quả, sữa để đảm bảo cơ thể đủ chất dinh dưỡng

Cho trẻ dùng nước muối sinh lý để tránh khô miệng ở trẻ.

Luôn chú ý và theo dõi biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ. Khi thấy có các triệu chứng như choáng, nôn ói thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Khi trẻ bị quai bị không nên dùng miếng cao dán để chữa bệnh bởi nó chỉ có tác dụng giảm đau chứ không làm thay đổi quá trình diễn biến của bệnh.

Trẻ sốt trên 38 độ C thì dùng thuốc hạ sốt paracetamol hoặc chườm ấm vùng mang tai cho trẻ để giảm đau.

Quai bị là bệnh lành tính với tỷ lệ biến chứng thấp, tuy nhiên khi thấy trẻ có bất cứ biểu hiện nào của bệnh, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để điều trị sớm nhằm tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...