789

Những dịch bệnh nguy hiểm châu Á từng chế ngự

Thứ Hai, 27/01/2020 01:14 PM (GMT+7)

Nhiều thành phố tại Trung Quốc đang bị phong tỏa để đối phó với bệnh viêm phổi lạ có nguồn gốc từ virus corona chủng nCoV. Một số chuyên gia lo ngại nó có thể biến thành đại dịch toàn cầu. Đây không phải lần đầu tiên, bệnh tật nguy hiểm quét qua châu Á.

 

benh-dic

Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc nhận vắcxin H1N1. Ảnh: Reuters

Từ SARS, MERS, cúm lợn đến cúm gia cầm, các nước châu Á từng đối diện với nhiều loại dịch bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng.

Nhiều thành phố tại Trung Quốc đang bị phong tỏa để đối phó với bệnh viêm phổi lạ có nguồn gốc từ virus corona chủng nCoV. Một số chuyên gia lo ngại nó có thể biến thành đại dịch toàn cầu. Đây không phải lần đầu tiên, bệnh tật nguy hiểm quét qua châu Á.

Năm 2002, Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc. Loại virus có khả năng lây nhiễm cao nhanh chóng lan sang 37 quốc gia, lây nhiễm tới hơn 8.000 người và gây ra 774 ca tử vong, trong đó 600 bệnh nhân ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong.

Bệnh được chế ngự vào năm 2003 và không có ca bệnh nào được báo cáo vào năm 2004.

Các triệu chứng của bệnh SARS bao gồm sốt, ớn lạnh và đau nhức cơ thể, để lâu dễ tiến triển thành viêm phổi.

Sau khi đại dịch bùng phát, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng lại hệ thống kiểm soát bệnh truyền nhiễm, tăng cường mạng lưới chia sẻ thông tin cả trong nước và quốc tế, thiết lập hệ thống báo cáo trực tuyến và cấp cứu công cộng. Trớ trêu thay, nhiều chuyên gia đổ lỗi cho chính hệ thống này vì chậm trễ trong khâu xác định virus corona gây viêm phổi lạ ở Vũ Hán năm nay.

Đến Năm 2012, Arab Saudi lần đầu phát hiện bệnh nhân mắc Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS). Bệnh nhanh chóng lan rộng hơn 26 quốc gia với khoảng 2.500 trường hợp dương tính. Virus được cho là bắt nguồn từ cơ thể lạc đà, có khả năng truyền từ người sang người.

Triệu chứng bệnh bao gồm sốt, ho và khó thở, dẫn đến viêm phổi. MERS có họ hàng với bệnh SARS, nhưng nguy hiểm hơn. Bệnh đã gây ra cái chết của khoảng 850 người.

MERS trỗi dậy vào năm 2015 tại Hàn Quốc, ảnh hưởng tới 186 người, 36 trường hợp tử vong. Trong đó, 82 người nhiễm bệnh từ một "nguồn siêu lây lan" là một người trở về từ Trung Đông.

Gần đây nhất, vào tháng 1/2019, một đoàn tàu tốc hành tại Hong Kong đã được dừng hoạt động để khử trùng vì chở một người đàn ông bị nhiễm MERS.

Châu Á cũng đối mặt với bệnh Cúm lợn H1N1 vào năm 2009, bùng phát ở 214 quốc gia và giết chết 18.000 người. Tại Hong Kong có 282 bệnh nhân bị biến chứng nặng và 80 người chết.

Sau khi nghiên cứu dữ liệu, các chuyên gia kết luận căn bệnh đã gây tử vong cho 575.000 người, chủ yếu ở Đông Nam Á và châu Phi, nơi việc tiếp cận các nguồn lực điều trị và phòng ngừa bị hạn chế.

Cũng khởi phát từ Hong Kong, bệnh Cúm gia cầm H5N1 bắt nguồn từ các chợ gia cầm sống vào năm 1997, lây lan cho 18 người, 6 bệnh nhân đã chết. Nước này đã tiêu hủy hơn 1,5 triệu con gà để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Triệu chứng bệnh tương tự như viêm phổi và suy tạng. H5N1 bùng phát thêm ba lần vào những năm sau đó, tuy nhiên chưa xuất hiện trở lại ở Hong Kong.

Sốt xuất huyết năm 2019 truyền từ muỗi vằn là một trong số những đợt dịch tồi tệ nhất từng được ghi nhận. Tại Philippines, hơn 1.000 người đã chết vào khoảng 400.000 trường hợp dương tính với virus vào năm ngoái, gần gấp đôi so với năm 2018.

Thái Lan cũng là quốc gia bị ảnh hưởng với hơn 100 người chết. Các ca sốt xuất huyết của Malaysia cũng đạt mức cao nhất mọi thời đại.

Các triệu chứng của sốt xuất huyết bao gồm sốt, đổ mồ hôi, nôn, co thắt và đau khớp.

Bệnh bại liệt là một trong số những dịch bệnh có thể phòng ngừa được, tái xuất trên khắp châu Á, xâm lấn hệ thống thần kinh và có thể gây ra tê liệt không thể hồi phục được chỉ trong vài giờ. Nó lây lan nhanh chóng ở trẻ em, đặc biệt là trong điều kiện mất vệ sinh ở các khu vực kém phát triển, những nơi điều kiện chăm sóc sức khỏe còn hạn chế.

Vào tháng 12/2019, Malaysia báo cáo trường hợp đầu tiên mắc bệnh sau 30 năm diệt trừ hoàn toàn. Tại Philippines, ba bệnh nhân dương tính cũng được báo cáo vào tháng 9 năm ngoái, 19 năm sau khi đất nước ghi nhận ca bệnh cuối cùng.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...