Những điều lưu ý khi ăn măng tươi

Thứ Tư, 30/09/2020 09:19 AM (GMT+7)

Măng là món ăn quen thuộc với các gia đình Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết ăn măng đúng cách.

Ăn măng ngâm giấm chưa đủ thời gian

Chắc hẳn nhiều người chưa biết trong mỗi kg măng củ có chứa khoảng 230 mg cyanide chất độc hại đủ gây ra tử vong cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Tuy nhiên, nếu đun sôi khoảng 12h thì hàm lượng cyanide sẽ bốc hơi một phần chỉ khoảng 160 mg/ kg và nếu luộc, ngâm nước lâu cho tới khi măng ngả màu vàng và mùi chua thì lượng cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg/ kg.

Mặc dù vậy, một số người có thói quen ăn măng ngâm giấm ngay cả khi chúng chưa đủ thời gian, măng còn chưa ngả màu vàng và có mùi chua đã mang ra ăn. Như vậy, nguy cơ ngộ độc chất cyanide sẽ cao hơn rất nhiều.

Trong trường hợp bạn sử dụng măng khô hay măng đã sấy thì nên chần qua măng lại nước nóng hoặc luộc qua để đảm bảo an toàn.

Đậy vung kín khi nấu hoặc ninh măng

Có khá nhiều bà nội trợ thường có thói quen đậy vung trong khi nấu ăn, đặc biệt là khi ninh măng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về ẩm thực, đây là thói quen mang lại sự nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe. Lý do là bởi chất độc trong măng khi ninh nhừ trong nồi đậy nắp sẽ bị tích tụ và không thể thoát ra ngoài.

cscp-2

Theo các chuyên gia, hàm lượng cyanide có trong măng mà người ăn có biểu hiện ngộ độc ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau.

Trường hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp…

Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê.  Theo các chuyên gia, để loại bỏ chất độc tố này khi ăn và chế biến lưu ý những điều sau đây:

- Măng tươi có chứa độc tố nên tuyệt đối không ăn măng sống.

- Trước khi đem măng đi sấy hoặc phơi làm măng khô nên ngâm măng tươi trong nước muối.

- Luộc măng cần luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo thường xuyên, 2 lần/ngày). Hoặc luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng đã được loại bỏ, lúc đó mới đem chế biến món ăn.

- Trong quá trình luộc măng, bạn có thể cho thêm vài trái ớt, hoặc một nắm lá rau ngót, luộc lại 2 đến 3 lần, sau đó xả bằng nước sạch để trôi hết vị đắng.

- Những măng tre có màu trắng/vàng bất thường hoặc có mùi lạ (dấu hiệu của mùi lạ hoặc măng đã được ngâm hóa chất) thì nên loại bỏ và tuyệt đối không nên ăn.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...