789

Những lưu ý khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết

Thứ Tư, 23/10/2019 05:22 PM (GMT+7)

Việc chăm sóc và điều trị tại nhà cho người bệnh rất quan trọng. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết

sot-xuat-huyet-0

Hiện nay, dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) vẫn chưa có dấu hiện dừng lại, khiến hầu hết các bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm trên địa bàn Hà Nội rơi vào tình trạng quá tải trầm trọng. Các bác sĩ phải sàng lọc, trường hợp nào có dấu hiệu cảnh báo mới được nhập viện. Vì vậy việc chăm sóc và điều trị tại nhà cho người bệnh rất quan trọng.

Dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh sốt xuất huyết

Sốt cao

Biểu hiện đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết là tình trạng sốt cao. Sốt (nóng) cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn.

Xuất huyết (chảy máu)

Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.

Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.

Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).

Rong kinh ở phụ nữ, phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết vào thời điểm chuyển dạ lại càng nguy hiểm hơn vì có thể mất máu nhiều…

Đau bụng

Bệnh nhân có thể có cảm giác khó chịu, đau bụng, nôn ói…

Dấu hiệu sốc

Sốc là dấu hiệu nặng của bệnh sốt xuất huyết, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết.

Dấu hiệu sốc gồm:

Mệt, li bì hoặc vật vã.

Chân tay lạnh.

Tiểu ít, có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.

Nếu thời gian diễn ra sốc thường ngắn từ 12 đến 24h thì nên đi viện để được điều trị kịp thời. Tuy không phải tất cả người bị sốt xuất huyết đều bị sốc nhưng nên thận trọng theo dõi khi nghi ngờ sốt xuất huyết để kip thời phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm kể trên.

Chú ý:Thông thường, quá trình diễn biến của bệnh từ 2 đến 7 ngày, nguy hiểm thường xảy ra ở ngày sốt thứ tư, thứ năm: người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, tiểu tiện ít, bứt rứt, mạch nhanh nhẹ, huyết áp hạ; nặng hơn nữa là không đo được mạch, huyết áp (biểu hiện của trụy mạch).

Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết đúng cách

Vấn đề cốt lõi là hạ sốt và bù dịch

SXH trong 3 ngày đầu có phản ứng sốt cao như sốt vi-rút thông thường khác và thường chưa có biến chứng nên điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi tuyệt đối trong môi trường thoáng mát (có điều hòa nhiệt độ là lý tưởng), uống nước có pha bột điện giải oresol theo chỉ dẫn (từ 2 lít/ngày), uống nước hoa quả, sinh tố, bổ sung vitamin C, B1 và ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, giàu năng lượng, giàu protein như cháo thịt nạc, súp…

 Khi sốt, nhiệt độ cơ thể tăng lên, vì vậy phải tìm mọi cách để làm cho cơ thể tỏa nhiệt ra bằng cách uống thuốc paracetamol hạ sốt kết hợp với chườm nước mát ở vị trí nách, bẹn và các nếp gấp, còn lau toàn bộ cơ thể bằng nước ấm để hạ nhiệt. Khi toàn thân được lau bằng nước ấm, giúp nhiệt độ cơ thể tỏa ra nhanh hơn. Ngoài ra, cần chú ý cho bệnh nhân (BN) mặc quần áo thoáng bởi khi BN sốt cao, lúc ấy cơ thể thường có cảm giác ớn lạnh thì nhiều người không biết lại đắp chăn hoặc mặc nhiều quần áo cho BN, càng làm hạn chế việc tỏa nhiệt của cơ thể.

 Người bệnh SXH, tuyệt đối không được dùng aspirin hoặc ibuprofen để hạ sốt mà chỉ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C với liều paracetamol 10-15mg/kg/lần, có nghĩa là người 40kg uống 1 viên 500mg/lần và người trên 70kg uống 2 viên/lần, cách 4-6h uống 1 lần kết hợp với hạ sốt bằng phương pháp vật lý như kể trên.

 Trong ngày thứ 4-7, người nhà đặc biệt chú ý, khi BN có dấu hiệu bất thường như mệt lả, vã mồ hôi, chân tay lạnh, đau bụng, nôn, khó thở, chảy máu cam hoặc chân răng, rong kinh… cần đến ngay cơ sở y tế để chữa trị ngăn ngừa biến chứng.

 Những khuyến cáo khi chăm sóc người bệnh SXH

Sốt là phản ứng tốt của cơ thể chống lại vi-rút. Nhưng nhiều BN tìm mọi cách hạ sốt tới nhiệt độ bình thường do đó lạm dụng paracetamol liều cao, dẫn tới ngộ độc gan và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Hoặc pha oresol không đúng liều lượng, bởi nhiều người có quan niệm oresol là thuốc nên BN chỉ cần uống 2 gói pha trong ít nước là đủ mà không hề nghĩ như vậy sẽ dẫn tới rối loạn nước điện giải cho cơ thể. Hoặc có trường hợp không uống đủ nước trong giai đoạn sốt nhưng lại bổ sung quá nhiều nước trong giai đoạn hết sốt gây thừa nước có thể phù phổi cấp, có thể nguy hiểm tới tính mạng. Do vậy, BN không nên sốt ruột, khi thực hiện tốt việc bù dịch bằng đường uống, các triệu chứng sau 5-7 ngày BN giảm thì người bệnh sẽ ăn ngon miệng và thời gian hồi phục sẽ mất 1 tuần sau đó. Chú ý cho BN ăn thức ăn có chứa nhiều đạm, vitamin như trứng, sữa, thịt cá, nước sinh tố như đu đủ và cam… đặc biệt chú ý không ăn thức ăn nhiều mỡ và gia vị./.

 Một số người thường có suy nghĩ cần phải truyền dung dịch muối, dung dịch sinh tố hay truyền đạm sau khi BN ra viện để bồi bổ sức khỏe là không nên vì giai đoạn này cơ thể tái hấp thu dịch, nguy cơ thừa dịch là rất nguy hiểm. Đặc biệt, việc truyền dịch tại gia đình hoặc cơ sở y tế tư nhân khi chưa có kiến thức sâu về bệnh SXH, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Không ăn thực phẩm sẫm màu

Do “đặc thù” của bệnh sốt xuất huyết là rất dễ xảy ra tình trạng xuất huyết (chảy máu) nên bạn cần tránh, không để bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Mục đích là để không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không. Những thực phẩm có màu sẫm như nước xá xị, nước trái cây sẫm màu, nước coca, canh củ dền, dưa hấu… khi uống vào, nếu bệnh nhân bị nôn ói hoặc có xảy ra tình trạng xuất huyết dạ dày sẽ khó xác định được.

Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể

Khi sốt, bệnh nhân dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống lại càng gây mất nước thêm. Vì vậy, điều tối quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết là bệnh nhân cần được bù nước và điện giải kịp thời cho cơ thể bằng thức uống bổ sung ion Pocari Sweat.

 Với thành phần tương tự lượng nước mất từ cơ thể (còn gọi là dịch cơ thể, bao gồm nước và các ion thiết yếu như Na+, Cl–, Ca2+, Mg2+, K+…), Pocari giúp cơ thể dễ dàng bù lại lượng nước cơ thể bị mất, tái tạo năng lượng, giúp bệnh nhân mau hồi sức. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được ăn uống đầy đủ, nâng cao thể trạng, nghỉ ngơi hợp lý. (mỗi lần vài ngụm, uống liên tục trong ngày).

 Lau mát thường xuyên

Với sốt xuất huyết, bệnh nhân có thể sốt cao lên đến 39-40 độ C. Song song với việc sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, cần thường xuyên lau mát cho bệnh nhân để giúp giảm nhiệt độ cơ thể.

 Lưu ý:

Cách lau mát đúng là dùng khăn sạch, nhúng vào nước ấm vừa phải, sau đó vắt khô lau trán, mặt, tay chân, các vùng nách, bẹn… Không được dùng nước đá, nước lạnh để lau vì càng khiến cơ thể bị sốc nhiệt, sốt cao hơn. 

Tái khám hằng ngày

Do tình trạng quá tải, một số trường hợp sốt xuất huyết nhẹ có thể được cho điều trị ngoại trú (không nằm viện) với yêu cầu tái khám hàng ngày, có khi tái khám nhiều lần trong ngày. Bạn cần tuân thủ theo đúng những điều này, không được tự ý ngừng tái khám dù thấy bệnh tình không trầm trọng hoặc hết sốt. Vì nếu không theo dõi sát sao, có những trường hợp bệnh sẽ trở nặng dù hết sốt.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...