Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Thứ Bảy, 18/07/2020 03:45 PM (GMT+7)

Chăm sóc sức khỏe những người cao tuổi trong gia đình là cơ hội để chúng ta tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo.

Khi về già, việc ăn uống không ngon miệng, hấp thu kém, khiến người cao tuổi dễ sụt cân, sức khỏe suy yếu. Vì vậy khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng phù hợp sao cho đầy đủ và cân đối.

cong-suc-khoe-chan-nguoi-gia

Chế độ tập luyện 

Chế độ tập luyện đều sẽ giúp cho người cao tuổi nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giúp cho cơ không bị teo, nhão, khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái; củng cố và tăng cường sự hoạt động của hệ tim mạch, hô hấp; giảm đường huyết; giảm mỡ máu; ăn uống dễ tiêu, cơ thể khỏe mạnh.

Tuy nhiên người cao tuổi chú ý nên tập với những động tác nhẹ nhàng, phù hợp, ví dụ như buổi sáng có thể tập các động tác thái cực quyền, các bài tập dưỡng sinh…

Khi tập thể dục, người cao tuổi cần chú ý chọn chỗ kín gió, ấm áp, mặc đủ ấm và phải khởi động kỹ cho người ấm lên sau đó mới bắt đầu tập luyện. 

Chế độ dinh dưỡng

Khi về già, việc ăn uống không ngon miệng, hấp thu kém, khiến người cao tuổi dễ sụt cân, sức khỏe suy yếu. Vì vậy khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng phù hợp sao cho đầy đủ và cân đối.

Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng quốc gia, nhu cầu năng lượng ở người trên 60 tuổi khoảng 1800kcal với người lao động nhẹ, 2200kcal đối với người lao động nặng. Tuy nhiên, người già thường không ăn đủ nhu cầu của cơ thể do mệt mỏi, uể oải, thiếu sự quan tâm đến khẩu phần ăn hàng ngày.

Hãy chia bữa ăn của họ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, như thế dưỡng chất dễ được hấp thu hơn. Thực phẩm cần được đa dạng để có đủ các dưỡng chất cần thiết. Chú ý khi chế biến món ăn không được mặn quá, không lạnh hoặc nóng quá, không nhiều dầu mỡ…

Đồng thời bổ sung thêm sữa có chứa các loại chất béo có lợi như: PUFA, MUFA tốt cho tim mạch; chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa; giàu canxi, phospho và vitamin D sẽ hỗ trợ rất tốt cho hệ xương của người cao tuổi.

Giảm muối, tăng Kali

Để hệ tim mạch khỏe mạnh, bạn nên giảm ăn mặn (giảm muối). Lý do là vì khi cơ thể nạp lượng muối vượt quá lượng cho phép (khoảng 2 muỗng cà phê/ngày), Natri trong muối sẽ hút nước từ thành động mạch vào mạch máu, làm động mạch bị thu hẹp trong khi lượng nước và áp suất lại tăng lên, từ đó tăng nguy cơ cao huyết áp, gây bệnh tim mạch.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì khám sức khỏe định kỳ là việc thực sự cần thiết để có chế độ chăm sóc phù hợp. Hơn nữa còn có thể đoán được tình hình xấu nhất có thể xảy ra để phòng ngừa.

Khám sức khỏe định kỳ sẽ mang đến sự an tâm cho người chăm sóc và cả người được chăm sóc bởi đối với những người cao tuổi, chỉ cần không lo lắng và hiểu rõ bản thân thì sức khỏe đã tốt lên nhiều phần rồi.

Vì thế, đừng để các bệnh này bộc phát mới đến bệnh viện, hãy đưa ông bà, cha mẹ hoặc những người lớn trong gia đình đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ từ 3-6 tháng một lần tại các cơ sở y tế uy tín.  

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...