789

Những lưu ý khi tắm gội cho người bị sốt xuất huyết

Thứ Sáu, 25/09/2020 11:17 AM (GMT+7)

Khi bị bệnh sốt xuất huyết, người bệnh thường lo lắng, không biết rằng có thể tắm được không, một số bệnh nhân chọn cách lau người sơ qua bằng nước ấm. Đặc biệt là nhiều trẻ nhỏ với sức khỏe yếu, bố mẹ luôn lo lắng không dám tắm cho con, sợ con ốm hoặc sốt nặng hơn.

sot-xuat-huyet-000

Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam, lây truyền sang người lành do bị muỗi Aedes aegypti đốt. Biểu hiện đặc trưng của sốt xuất huyết là bệnh nhân bị sốt cao và có các đốm xuất huyết dưới da, xét nghiệm máu thấy tiểu cầu hạ.

Ở giai đoạn đầu, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 39 - 40 độ C, dùng thuốc hạ sốt không có hiệu quả nhiều. Giai đoạn từ ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt, các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết bắt đầu xuất hiện. Vào thời điểm này, người bệnh nhân có thể hạ sốt đôi chút. Khi hồi phục, người bệnh hết sốt và thể trạng bắt đầu tốt dần lên. Xét nghiệm tiểu cầu tăng dần và trở về trạng thái bình thường.

Sốt xuất huyết có được tắm gội không?

Khi bị bệnh sốt xuất huyết, người bệnh thường lo lắng, không biết rằng có thể tắm được không, một số bệnh nhân chọn cách lau người sơ qua bằng nước ấm. Đặc biệt là nhiều trẻ nhỏ với sức khỏe yếu, bố mẹ luôn lo lắng không dám tắm cho con, sợ con ốm hoặc sốt nặng hơn.

Tuy nhiên, thực tế là khi bị bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Bệnh nhân chỉ cần lưu ý không tắm và ngâm người trong nước lâu, tắm với nước có độ ấm vừa phải. Tuyệt đối không tắm với nước lạnh. Nếu gội đầu, đặc biệt là những bệnh nhân nữ tóc dày thì nên sấy khô, tránh để tóc ẩm lâu khiến cơ thể bị lạnh.

Riêng trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, bạn cần tránh kỳ cọ mạnh bởi sẽ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm. Tăng tính thấm của thành mạch, giảm tiểu cầu... thường xuất hiện trong giai đoạn giữa, khoảng từ ngày 3 đến ngày thứ 7 của bệnh và gây ra các đốm xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau ở dưới da, màu đỏ hoặc vết bầm tím, bệnh nhân cũng có thể bị chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng. Xuất huyết dưới da thường xuất hiện ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi...

Chính vì thế, trong thời gian này, bạn nên hạn chế việc tắm gội bởi sẽ làm cho thành mạch giãn mạnh, khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. Tốt nhất là bạn nên dùng khăn ấm lau người.

Nếu trong trường hợp vì lý do nào đó mà bệnh nhân cần phải tắm, nên cho bệnh nhân tắm bằng nước ấm. Tuyệt đối không được dùng nước lạnh để tắm gội vì sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra, dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.

Do đó, tùy theo trường hợp và tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh nhân, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh để quyết định việc bệnh nhân có nên tắm không.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...