Những lưu ý vàng khi ăn khoai tây

Chủ Nhật, 19/07/2020 08:00 AM (GMT+7)

Ăn khoai tây tuy sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Khoai tây tương đối dễ trồng, nên không có gì lạ khi chúng là một trong những loại thực phẩm được trồng nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh tiểu đường là những người không nên ăn khoai tây nhiều.

cong-suc-khoe-khoai-tay

Người dị ứng tia cực tím, da mẩn ngứa, xuất huyết dưới kết mạc

Khoai tây thuộc nhóm thực vật cảm quang, khi tính chất cảm quang đạt tới nồng độ nhất định thì ở những vùng da hở trực tiếp chịu bức xạ của ánh sáng mặt trời (như vùng da mặt, tay, chân) dễ bị viêm.

Ở những vùng da đó sẽ có các triệu chứng như ngứa, nóng rát, phù nề, bỏng rát, sưng môi, quanh miệng, mí mắt và khuôn mặt.

 Đồng thời cũng có thể kèm theo các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, chán ăn.

 Người mắc bệnh tiểu đường

Khoai tây là thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, hợp chất carbohydrate có trong khoai tây khi hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành năng lượng (đường). Người mắc bệnh tiểu đường ăn khoai tây nhiều sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Người dị ứng khoai tây

Khoai tây có thể trở thành chất gây dị ứng, nếu như đối với trường hợp bị dị ứng khoai tây, ăn khoai tây vào có thể sinh ra các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu, đau cổ họng, hen suyễn.

Đặc biệt, không được ăn khoai tây mọc mầm. Bởi trong điều kiện bình thường hàm lượng chất solanine và chaconine này trong củ khoai tây rất ít, trong 100 gr khoai mới có 10 mg nên không gây ngộ độc. Nhưng khi khoai tây mọc mầm thì hình thành lượng chất này cao, có khả năng gây ngộ độc cho người nếu ăn phải.

Vì vậy, khi khoai tây mọc mầm, bạn nên gọt bỏ mầm của khoai tây để chắc chắn tinh bột trong khoai chưa được chuyển đổi thành các alcaloit độc hại. Tốt nhất bạn nên loại bỏ củ khoai tây này.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ đang trong thời kỳ "bầu bí" cũng không nên ăn nhiều khoai tây, dễ dẫn chứng đầy hơi khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng và thai nhi.

Đặc biệt lưu ý, khoai tây là thực phẩm không nên để trong tủ lạnh. Khi ở nhiệt độ dưới 7 độ C, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Lúc này, hương vị khoai tây sẽ không còn tốt và ngon như lúc ban đầu.

Khoai tây để trong tủ lạnh thường bị nhũn và héo đi. Cách bảo quản tốt nhất là cho khoai tây vào trong túi giấy và để nơi không có ánh sáng mặt trời. Không ăn củ có vỏ màu xanh

Khi chọn khoai tây nên chọn loại có màu nâu sẫm và nên tránh những củ khoai tây có màu xanh.

Màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục. Tuy nó gây hại cho sức khỏe nhưng đây là biểu hiện cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều.

Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe. Đây chính là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của khoai tây nhằm để tránh nấm và sâu bệnh, kể cả lúc bị bầm dập, thâm tím. Do đó, nếu thấy củ khoai tây có những dấu hiệu trên thì bạn nên loại bỏ.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...