789

Những người dễ biến chứng nặng, tử vong khi mắc nCoV

Thứ Hai, 27/01/2020 02:18 PM (GMT+7)

Những người dễ biến chứng nặng, tử vong khi mắc nCoV là những người có sức đề kháng kém, những người có sẵn bệnh nền mãn tính như: Đái tháo đường, bệnh người cao tuổi... nguy cơ tử vong sẽ cao hơn.

corona-9

Về vấn đề này, PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV là những người đi từ vùng dịch trở về, những người tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với những người đi từ vùng dịch về mà nhiễm bệnh. Cụ thể là những người cùng chung sống, sinh hoạt với những người nhiễm bệnh; những người đi cùng trên máy bay, tàu, ôtô, trong các đám tụ họp, trong bệnh viện mà có người bị nhiễm bệnh; những người làm công tác ở sân bay, cửa khẩu mà phải tiếp xúc với những người nhập cảnh nhiễm bệnh, người nhà, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân...

Người dân chỉ có thể mắc nCoV khi có tiếp xúc với nguồn bệnh; bệnh lây qua giọt nước bọt mang virus khi người bệnh ho, hắt hơi, qua tay, chân, vật dụng… có virus bám vào. Những người tiếp xúc với nguồn bệnh mà không có biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt rất dễ nhiễm bệnh.

Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, những người dễ biến chứng nặng, tử vong khi mắc nCoV là những người có sức đề kháng kém, những người có sẵn bệnh nền mãn tính như: Đái tháo đường, bệnh người cao tuổi... nguy cơ tử vong sẽ cao hơn.

Để phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV, mỗi người dân cần thực hiện khuyến cáo phòng bệnh của Bộ Y tế. Quan trọng nhất là người dân cần thực hiện vệ sinh cá nhân thường xuyên, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, che miệng khi ho, hắt hơi; đặc biệt là tránh tiếp xúc gần với động vật nuôi và động vật hoang dã, chỉ sử dụng thực phẩm chín...

Những thực phẩm giảm nguy cơ nhiễm viêm phổi do virus Corona

Protein (chất đạm) là 1 hợp chất hữu cơ, tổng hợp các chuỗi acid amin để xây dựng các tế bào cơ và cung cấp khoảng 15% năng lượng để cơ thể duy trì sự sống. Lượng protein không đủ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tự sửa chữa và miễn dịch của cơ thể. Người già, người ăn kiêng, người ăn chay và người lao động chân tay nặng có xu hướng thiếu protein. Có thể cải thiện bằng cách tăng thịt, trứng, sữa hoặc bổ sung bột protein.

Vitamin A: Nếu thiếu vitamin A sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch và đề kháng của hệ hô hấp. Những người không thích ăn trái cây, rau quả, những người có chức năng tiêu hóa kém sẽ dễ bị thiếu hụt, có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc bổ sung viên vitamin tổng hợp.

Vitamin A có nhiều trong gan động vật, cá, trứng, sữa, cà chua, cà rốt, rau xanh, quả mơ, dưa chuột, dưa hấu...

Vitamin C: Có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do và các phân tử có hại, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch. Vitamin C có nhiều trong rau cải, rau chân vịt, ớt, cam, quýt, bưởi, táo đỏ, đào, kiwi, anh đào, ổi, ớt chuông, dâu tây, nho, cà chua...

Vitamin E: Quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì chức năng của hệ thống miễn dịch. Các thực phẩm giàu vitamin E bao gồm bơ, các loại rau có lá màu xanh đậm, dầu thực vật, vừng, lạc, hạnh nhân, hạt hướng dương, thịt nạc, sữa, các chế phẩm từ sữa, đậu tương, trứng gà…

Thực phẩm có màu vàng

Giúp kiện tỳ bổ khí. Chỉ khi chức năng tỳ vị hoạt động bình thường thì lục phủ ngũ tạng mới vận hành tốt, cơ thể mới bảo đảm duy trì trạng thái khỏe mạnh. Những thực phẩm có màu vàng có tác dụng bổ tỳ vị như hạt sen, bí ngô, cà rốt, ngô, khoai lang, nghệ, chuối…

Thực phẩm giàu pectin: Pectin (một dạng chất xơ thường có trong thành của tế bào thực vật) sau khi ăn, vi khuẩn trong ruột sẽ phân hủy chất xơ rồi giải phóng thành các chất chuyển hóa gọi là acid béo chuỗi ngắn. Các acid béo này sau đó ngấm vào máu và tác động đến sự phát triển của các tế bào miễn dịch trong cơ thể, kể cả ở phổi. Các loại rau giàu pectin bao gồm: Cải bắp, củ cải đường, cà rốt, các loại trái cây như lê, táo xanh, nho và trái cây có múi…

Nấm: Nấm không chỉ giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể mà còn tăng hoạt động của tế bào.

Sữa chua: Các men vi sinh có trong một số loại sữa chua có thể cải thiện khả năng miễn dịch và kháng bệnh của cơ thể. Gần 70% hoạt động của hệ miễn dịch diễn ra trong ruột. Hệ tiêu hóa càng tốt thì sức đề kháng càng mạnh. Các lợi khuẩn (probiotics) trong sữa chua giúp hệ tiêu hóa cân bằng và hoạt động hiệu quả hơn, từ đó tăng cường số lượng bạch cầu. Chúng còn kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng và khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể.

Mật ong: Chất chống oxy hóa trong mật ong là chất tăng cường để cải thiện khả năng miễn dịch.

Gừng: Gừng là một chất giảm đau và thuốc giải độc tự nhiên, có tác dụng nhất định trong việc chống nhiễm trùng và loại bỏ virus cúm.

Tỏi: Tỏi có tác dụng chống oxy hoá, bảo vệ màng tế bào, chống nhiễm trùng, tăng số lượng và sức mạnh chống lại mầm bệnh của bạch cầu. Dùng tỏi hàng ngày giảm được nguy cơ cảm lạnh. Trong tỏi có 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sulfide và ajoene. Chất allicin có tác dụng kháng khuẩn cao. Khi được cắt mỏng hoặc đập dập, dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất aliin trong tỏi mới biến thành allicin. Tỏi càng cắt nhỏ hoặc đập nát thì tác dụng chống bệnh càng cao.

Bông cải xanh có chứa rất nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất, bao gồm vitamin A, C, E cũng như rất nhiều chất chống oxy hóa khác. Đây là một trong những loại rau cải tốt nhất cho sức khỏe mà bạn có thể đưa vào chế độ ăn.

Đồng thời bạn cũng nên tránh xa thuốc lá và các thực phẩm làm suy giảm hệ miễn dịch: Đồ ăn nhiều đường, dầu mỡ, bia rượu.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...