789

Những sai lầm thường gặp khi cắt tóc máu cho trẻ em

Thứ Tư, 13/02/2019 04:48 PM (GMT+7)

Có thể các mẹ chưa biết, cắt tóc máu cho con không hề làm tóc con nhanh dài hơn mà còn làm giảm chức năng bảo vệ thóp. Vậy khi nào thì nên cắt tóc máu và nên tránh những điều gì, bài viết sau sẽ giúp bạn giải quyết.

Empty

Tóc của trẻ sơ sinh hay còn gọi là tóc máu

Tóc mã hay còn được gọi với cái tên khác là tóc non, đây là tóc đã có sẵn ngay từ khi bé mới chào đời. Những sợi tóc này hình thành trong quá trình mẹ mang thai và dần dần phát triển tốt hơn đến khi trẻ chào đời.

Lớp tóc này có chức năng chính là bảo vệ thóp non nớt của trẻ. Đồng thời giữ ẩm phần đầu, tóc máu sẽ rụng dần đi để chuẩn bị cho một thời kỳ tóc thực thụ sau này. Da đầu của bé sơ sinh rất mỏng manh, nếu có chút bất cẩn, việc cắt tóc cho trẻ sẽ dẫn đến nguy cơ bị trầy xước da, có thể bị nhiễm trùng da.

Tóc mới dày và mọc nhanh hơn sau khi cắt lớp tóc máu?

Điều này thực tế là không hoàn toàn đúng. Vì tóc mọc từ nang lông ở dưới da đầu và những gì can thiệp trên bề mặt tóc đương nhiên sẽ không mấy ảnh hưởng đến sự phát triển của nó. Theo nghiên cứu y học, tóc trẻ sơ sinh thưa hay dày, đen hay vàng, xoăn hay thẳng hoàn toàn phụ thuộc phần lớn vào yếu tố di truyền.

Tuy nhiên, tóc của trẻ sơ sinh cũng mang cấu trúc như tóc bình thường nên sẽ có sự rụng rất tự nhiên, nhưng quá trình này diễn ra là không đồng đều. Vì thế, sợi tóc nào dài ra trước thì sẽ rụng trước, đương nhiên tóc mới sẽ mọc trước và sợi nào dài ra sau thì sẽ rụng sau.

Empty

Tóc trưởng thành thay thế cũng sẽ mọc ra sau. Kết quả, không tạo ra một mái tóc mọc đồng đều, tạo cảm giác khi nhìn vào tóc không được dày và khoẻ. Thế nên, việc cắt tóc cho trẻ sẽ giúp cho tất cả các sợi dài đều nhau hơn nên cảm giác tóc sẽ nhiều hơn và dày hơn.

Cắt tóc máu liệu có cần thiết?

Từ góc nhìn y khoa thì việc cắt tóc máu dành cho trẻ sơ sinh là việc làm không mấy an toàn. Thường thì phải ngoài 1 tuổi, thóp của trẻ mới bắt đầu liền lại, khi đó mới có thể cắt tóc máu an toàn cho trẻ được.

Nếu chúng ta tiến hành sớm hơn, những động tác cắt tóc có thể sẽ làm tổn thương da đầu bé. Mặt khác, khi thóp chưa liền, việc làm mỏng tóc đi không có lợi cho việc giữ ấm thóp.

Thực tế tóc máu sẽ tự rụng dần đi sau một thời gian để cho lớp tóc khác mọc lên chính vì vậy không cần thiết cắt tóc máu. Trừ trường hợp một số em bé tóc quá rậm và dày, nó làm hạn chế tầm nhìn và gây ngứa ngáy, khó chịu cho da khi thời tiết nóng bức.

Lưu ý khi cắt tóc máu cho bé

Không cắt tóc khi bé bị mệt mỏi, không khỏe (cho dù bé chỉ bị cảm hay đau bụng).

Hãy ghi nhớ: Bé sẽ không đủ kiên nhẫn để người lớn có thời gian cắt tỉa và chỉnh sửa mái tóc thật đẹp. Chính vì vậy, hãy cố gắng hoàn thành việc cắt tóc cho bé càng nhanh càng tốt.

Nhiều người cho rằng, cắt tóc trong lúc bé ngủ dễ dàng hơn vì bé không biết chuyện gì xảy ra nhưng cách làm này chỉ khiến bé hoảng sợ và cáu kỉnh.. Do đó, nên cắt tóc khi bé còn thức và đang cảm thấy dễ chịu.

Hy vọng mẹ có quyết định đúng đắn với mãi tóc của trẻ, Và lựa chọn thời gian thích hợp nhất. Ghi nhớ những lưu ý trên đây để vừa đảm bảo an toàn cho trẻ mà trẻ lại có một mái tóc hoàn hảo.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...