789

Những trường hợp nên tiến hành đẻ mổ

Thứ Năm, 23/04/2020 09:49 AM (GMT+7)

Mổ lấy thai là một phẫu thuật ngoại khoa được chỉ định một khi quá trình chuyển dạ sinh không thể tiến triển hoặc có vấn đề đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi mà phải chấm dứt thai kỳ sớm.

Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, mổ đẻ chỉ nên tiến hành trong những trường hợp bắt buộc do không thể đẻ thường.

de-mo

Thể trạng của thai phụ nên lựa chọn đẻ mổ

- Xương chậu hẹp, dị hình hoặc bất tương ứng giữa thai nhi và khung chậu người mẹ (thai nhi quá lớn - trên 4.000g - trong khi xương chậu quá nhỏ).

- Thai phụ mắc hội chứng cao huyết áp nặng và vừa, từng chữa trị mà không có khỏi. Thai phụ bị bệnh tim khi mang thai.

- Đường sinh sản gặp chướng ngại, có khối u, xuất huyết nhiều trước khi sinh, đa thai, thai phụ sinh lần 1 trên 35 tuổi.

- Có tiền lệ về phẫu thuật: từng mổ tử cung, các vết khâu mổ phẫu thuật không tốt, sau khi mổ bị viêm nhiễm…, thai phụ có tiền sử đẻ khó.

- Tử cung có dấu hiệu dọa vỡ, cơn co thắt tử cung yếu, khiến quá trình chuyển dạ kéo dài, mặc dù dùng nhiều biện pháp xử lí vẫn không có hiệu quả. 

- Trong lúc sinh người mẹ sinh khó, không đủ sức đẻ và không thể tiếp tục sinh thường. 

- Thai phụ bị mắc những bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, mụn rộp, đậu mùa... nên tiến hành đẻ mổ để tránh lây nhiễm sang con.

Một số trường hợp về phía thai nhi nên lựa chọn đẻ mổ

- Thai nhi bị ngạt trong tử cung, suy thai, qua chữa trị mà vẫn vô hiệu.

- Thai nhi trong bụng mẹ thiếu oxy; dây rốn bị đứt sớm; tim thai không tốt.

- Chức năng của nhau thai giảm khiến thai nhi phát triển chậm trong tử cung, mang thai quá lâu mà chưa có dấu hiệu đau đẻ (trên 42 tuần).

- Vị trí của thai nhi không đúng, ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi ngược, ngôi thai khác thường như nằm ngang, thế cằm sau ngôi đầu, ngôi mông lần sinh đầu…

Biến chứng nào có thể xảy ra

Đối với mẹ:

Biến cố do phẫu thuật như gây tổn thương các cơ quan lân cận (bàng quang, ruột), rò bàng quang - tử cung, rò bàng quang - âm đạo. Chảy máu do chạm phải động mạch tử cung, chảy máu do rách thêm đoạn dưới.

Nhiễm trùng: có thể bị nhiễm trùng vết mổ, tiết niệu, viêm phổi. Thường gặp là nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc có thể dẫn đến cắt tử cung trong thời gian hậu phẫu.

Dính ruột, tắc ruột. Tắc ống dẫn trứng gây vô sinh thứ phát.

Lạc nội mạc tử cung.

Sẹo trên thân tử cung có thể bị nứt trong những lần có thai sau (nứt khi chưa vào chuyển dạ hoặc khi đã vào chuyển dạ)

Đối với bé: 

Thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc mê; Bị chạm thương trong khi phẫu thuật;

Hít phải nước ối; Suy hô hấp cấp tính sơ sinh khi chưa có yếu tố chuyển dạ.

Chưa tiết ra các nội tiết tố sản xuất và phóng thích surfactant gây ra bệnh màng trong.  

Trẻ có thể dễ mắc một số bệnh như vàng da, mắc một số bệnh nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, tiêu hóa....

Quá trình sinh đẻ là một hiện tượng sinh lý bình thường mà người phụ nữ phải trải qua. Tùy vào thể trạng của người mẹ và của thai nhi mà khi mang thai và thăm khám bác sỹ phụ sản sẽ tư vấn cụ thể cho thai phụ. Các thai phụ sắp được làm mẹ cần hiểu biết về việc này mà có những quyết định khoa học, hợp lý vì sức khỏe của bản thân và sự an toàn cho chính đứa trẻ mà mình sắp sinh ra.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...