789

Nổi mụn mủ vùng kín: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Thứ Ba, 21/04/2020 02:21 PM (GMT+7)

Có lẽ khu vực nhạy cảm nhất cơ thể phụ nữ là vùng kín. Khi vùng kín nổi mụn mủ ngứa ngáy, có nghĩa là một hoặc nhiều tình trạng nghiêm trọng đang xảy ra. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và một số lời khuyên về cách điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng này nhé!

noi-mun-vung-kin

Nguyên nhân nổi mụn vùng kín

Nguyên nhân của tình trạng này thường không rõ ràng, nhưng có một vài lý do chính làm nổi mụn quanh bộ phận sinh dục, ví dụ như:

1. Viêm da tiếp xúc

Vùng kín nổi mụn mủ có khả năng gây ra bởi viêm da tiếp xúc. Đây là một phản ứng của da khi chạm phải một thứ gì đó. Viêm da tiếp xúc vùng kín có thể được gây ra khi da nhạy cảm với:

- Sữa tắm và xà phòng, đặc biệt nếu chúng có chứa chất tạo hương

- Khăn ướt, chất khử mùi, bột hoặc nước hoa

- Băng vệ sinh hoặc tampon

- Thụt rửa âm đạo

- Chất diệt tinh trùng, bao cao su, chất bôi trơn hoặc chất kích thích tình dục

- Thuốc không kê đơn

- Bột giặt

- Mồ hôi

- Dịch âm đạo

- Nước tiểu

- Tinh dịch

Bất kỳ kích ứng nào của da cũng có thể hình thành mụn nhọt.

2. Viêm nang lông

Mụn nhọt ở vùng kín có thể là kết quả của nhiễm trùng nang lông do vi khuẩn. Cạo lông mu với tần suất cao là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây viêm nang lông. Khi lông bắt đầu mọc ra khỏi nang, nó sẽ cong về phía da, gây kích ứng. Trong một số trường hợp, lông thậm chí còn mọc trở lại vào da (lông mọc ngược).

Sự thô ráp của dao cạo trên da nhạy cảm cũng có thể gây ra những điều sau đây:

- Viêm nang lông

- Vết xước

- Nổi rộp

- Nổi mụn

3. Viêm tuyến mồ hôi mủ (HS)

Viêm tuyến mồ hôi mủ (idradenitis suppurativa), còn được gọi là chứng sưng mủ, là một bệnh mãn tính của tuyến mồ hôi. Nó gây ra các tổn thương trông giống như mụn nhọt quanh cơ thể, bao gồm cả vùng âm hộ.

Nguyên nhân của căn bệnh viêm nhiễm hiếm gặp này vẫn chưa được công bố. Hiện có một số phương pháp điều trị, nhưng không có cách chữa.

4. U mềm lây

U mềm lây (molluscum contagiosum) là một bệnh nhiễm virus có thể gây ra mụn nhọt ở bất cứ đâu trên cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Bệnh nhân có thể lựa chọn điều trị hoặc không, nhưng nó có thể được điều trị dễ dàng bằng thuốc bôi hoặc thuốc uống. Nếu cần thiết, bác sĩ cũng có thể loại bỏ mụn nhọt do bệnh này gây ra.

Tự nặn mụn nhọt vùng kín có an toàn không?Tốt nhất là không nên tự nặn mụn nhọt quanh vùng kín. Điều này có thể lây lan vi khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng. Đó là chưa kể một số người có khu vực này nhạy cảm và dễ bị kích thích hơn bình thường.

Mụn nhọt sẽ trở thành mụn mủ trong một vài ngày, và quá trình phát triển đó sẽ khiến bạn đau đớn. Nói chung là không nên tự nặn mụn vùng kín, vì không chỉ đau đớn mà còn dễ gây nhiễm trùng nữa. Hãy để bác sĩ chuyên khoa thực hiện điều này.

Mụn nhọt âm đạo thường được điều trị như thế nào?

- Nếu gây ra bởi kích ứng: Chúng sẽ tự biến mất. Nếu chúng tiếp tục phát triển, hãy đi khám bác sĩ. Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng:

+ Thuốc bôi để điều trị mụn nhọt âm đạo do viêm da tiếp xúc

+ Thuốc kháng histamine để điều trị dị ứng nghiêm trọng

- Nếu gây ra bởi viêm da tiếp xúc: Cần xác định nguyên nhân gây mụn, từ đó tránh các tác nhân gây hại trong tương lai. Để làm điều này, bạn cần ngừng sử dụng tất cả các sản phẩm chạm vào bộ phận sinh dục. Sau đó, dùng lại từng thứ một để tìm ra cái nào gây ra vấn đề.

- Nếu gây ra bởi lông mọc ngược: Mụn nhọt thường tự hết.

- Nếu gây ra bởi viêm tuyến mồ hôi mủ: Cần chẩn đoán và điều trị sớm.

- Nếu gây ra bởi u mềm lây: Không cần điều trị, mụn sẽ tự hết. Nếu không, bác sĩ sẽ kê toa thuốc bôi hoặc thuốc uống tuỳ tình trạng.

Nếu bạn không chắc chắn điều gì khiến vùng kín nổi mụn mủ, hãy ngừng sử dụng các loại thuốc không kê đơn và gặp bác sĩ chuyên khoa.

Cách trị mụn vùng kín tại nhà

Trong hầu hết các trường hợp, mụn nhọt sẽ tự hết hoặc chỉ cần điều trị trong vòng vài tuần. Nếu bạn cảm thấy tình trạng không quá nghiêm trọng, hãy tự thực hiện các biện pháp sau để tự điều trị tại nhà. Hãy nhớ là vệ sinh cá nhân sạch sẽ là trên hết. Một khi bạn xác định được nguyên nhân gây mụn, tránh tiếp xúc với các tác nhân đó.

Để giúp ngăn ngừa kích ứng trong tương lai ở khu vực âm đạo, bạn hãy thử:

- Tránh mặc quần áo bó chật, có thể gây ma sát.

- Chọn đồ lót làm bằng cotton thay vì chất liệu tổng hợp.

- Cố gắng không chạm vào mụn nhọt quá nhiều.

- Tránh nước quá nóng khi tắm.

- Không dùng sữa tắm và xà phòng thơm khi tắm.

- Hỏi ý kiến bác sĩ về những sản phẩm kinh nguyệt an toàn.

Tránh nước quá nóng khi tắm sẽ giúp giảm tình trạng mụn mủ vùng kín.

Dao cạo có thể gây kích ứng da và khiến vùng kín nổi mụn mủ, vậy nên bạn có thể dùng kéo để cắt tỉa lông mu. Hãy cắt theo hướng của lông mọc, theo hướng xiên xuống.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...