789

Nôn chớ ở trẻ: 6 thói quen mẹ nên duy trì để giảm tình trạng này

Thứ Tư, 06/11/2019 10:20 AM (GMT+7)

Nôn, trớ là triệu chứng của đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Để giúp bà mẹ hiểu được cơ chế nôn trớ của trẻ sơ sinh cũng như biết cách phòng ngừa và sử trí khi trẻ bị nôn trớ.

non-cho-o-tre

Hiện tượng nôn, trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn: Là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua miệng do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co thắt của các cơ thành bụng.

Trớ: Là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng ra ngoài số lượng ít, do sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Trớ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh.

Triệu chứng

Xuất hiện sau ăn có thể trào ra thức ăn ở cả miệng và mũi

Trẻ khóc thét sau đó lịm do hít lại dịch gây khó thở

Kiểm tra miệng và mũi có sữa?

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị nôn trớ

Khi trẻ bị nôn, trớ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên. Nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ

Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật chất nôn còn lại trong họng ra ngoài. Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm, thay đồ vải có dính chất nôn.

Giúp trẻ ngủ, không dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Theo dõi nôn trớ tiếp theo, nôn khan hay nôn ra sữa màu sắc chất nôn (vàng, xanh hay gợn nâu?) Hoàn cảnh xuất hiện nôn thời điểm nào trong ngày? Có liên quan đến bữa ăn không?

Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật chất nôn còn lại trong họng ra ngoài

Hướng dẫn phòng ngừa trẻ bị nôn trớ

Không ép trẻ ăn quá no, sau khi ăn phải bế trẻ vỗ ợ hơi

Không bế xốc trẻ hoặc đùa khi trẻ vừa ăn no.

Hàng ngày massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dày hạn chế nôn trớ, massage theo đường khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, bài tiết phân đều đặn, làm giảm chướng bụng và nôn trớ

Tránh cho các bữa ăn quá gần nhau (< 2,5 – 3h) với trẻ đủ tháng

6 thói quen mẹ nên duy trì để giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Chia nhỏ khẩu phần của bé

So với những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Để tránh tình trạng “phun trào”, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần, giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.

Không để bé nằm ngay sau khi bú sữa

Trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ. Nếu lúc này, mẹ cho bé nằm ngay, tình trạng nôn trớ rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé ăn xong, mẹ nên giữ không cho bé nằm ngay. Tốt nhất, mẹ nên tìm cách cho bé ợ hơi để “giải thoát” bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu.

Cho bé bú đúng cách

Có thể mẹ không biết, nhưng cách bạn cho bé bú cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Với những bé bú mẹ, nếu lượng sữa mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa miệng bé có thể nuốt mỗi lần sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến bé bị nôn trớ.

Tương tự, những bé bú bình không đúng cách sẽ “hút” vào cùng lúc một lượng khí thừa đáng kể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé.

Để tránh tình trạng này, khi cho bé bú mẹ, bạn chỉ nên cho bé bú từ từ, tránh để bé ăn quá no mỗi lần. Với trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, không để khí “len lỏi” vào dạ dày bé.

Tư thế ngủ đúng cho bé

Một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà cũng có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ, chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.

Nói “không” với khói thuốc

Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến bé cưng tăng tiết a-xít trong dạ dày nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nên cố gắng hạn chế, không cho bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc.

Bổ sung canxi cho bé

Nôn trớ đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.

Khi nào nên đưa con tới thăm khám?

Nếu đã thử hết những cách trên, nhưng tình trạng nôn trớ của bé vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, mẹ nên đưa bé đi thăm khám.

Trong một vài trường hợp, nôn trớ đi kèm với một vài dấu hiệu bất thường như trẻ không tăng cân, sốt, ho dai dẳng, khóc thét từng cơn, đại tiện phân nhầy máu hoặc 3-5 ngày không đại tiện kèm theo chướng bụng có thể do một nguyên nhân bệnh lý nào đó, như rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, lồng ruột...thì việc đi khám ngay là vô cùng cần thiết để tìm giải pháp, đảm bảo an toàn cho bé.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...