789

Phải làm gì khi trẻ bị cảm nắng?

Thứ Năm, 11/07/2019 03:52 PM (GMT+7)

Vào những ngày hè nắng nóng với mức nhiệt độ lên cao, thì trẻ em là đối tượng rất dễ bị cảm nắng. Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ và trường hợp con trẻ bạn gặp phải tình trạng này, bạn có thể tham khảo cách giúp trẻ bị cảm nắng mau khỏi ngay sau đây.

tre-bi-cam-nang

1. Biểu hiện trẻ bị cảm nắng là gì?

Một số những biểu hiện mà bạn cần biết như sau:

– Da trẻ có biểu hiện ửng đỏ, nóng hấp. Trẻ thường bị sốt cao trên 40 độ C, nhưng lại không chảy mồ hôi

– Trẻ bị cảm nắng thường có những hiện tượng như co giật, động kinh và sốc.

– Trẻ bị cảm nắng trông mặt mũi xám, nhợt nhạt, và có thể kèm theo tình trạng da bị lạnh toát. Bạn chỉ cần nhìn là có thể phát hiện được sự biến đổi của da trẻ.

– Với những trẻ từ 1 tuổi trở lên có biểu hiện trẻ bị hoa mắt, chóng mặt, có khi mệt lả, và dẫn tới trẻ bị ngất lịm đi.

Bạn cần phát hiện ra những dấu hiệu của cảm nắng ở trẻ để có biện pháp chữa trị tốt nhất và kịp thời nhất, tránh để gây ra những biến chứng khó lường đối với cơ thể của trẻ.

2. Trẻ bị cảm nắng phải làm sao?

Sơ cứu ngay lập tức khi trẻ bị cảm nắngTrong trường hợp phát hiện ra trẻ nhỏ đã bị cảm nắng, bước đầu tiên mà bạn cần làm là sơ cứu cho trẻ để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe. Nếu bạn gọi bác sĩ nhưng chưa kịp đến, thì đây cũng là cách làm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể của trẻ bị cảm nắng. Bạn cần sơ cứu theo các bước như sau:

– Cần phải đặt trẻ nằm ở nơi thoáng mát, cho chân trẻ nâng cao hơn so với người.

– Bạn cần cho trẻ uống một ly nước lạnh mỗi 15 phút cho đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn.

– Sau khi cho trẻ bị cảm nắng uống 2-3 ly nước, bạn hãy nhanh chóng mang bé đến cơ sở y tế để bác sĩ đánh giá tình trạng mất nước của trẻ và có cách điều trị bù nước thích hợp.

– Tiếp tục cho trẻ bị cảm nắng uống nước trên đường chở trẻ đến cơ sở y tế.

Những điều cần lưu ý khi trẻ bị cảm nắng

– Bạn không nên cho trẻ bị cảm nắng uống nước quá nhiều một lúc mà nên chia làm nhiều lần uống, mỗi lần một ít. Bởi khi uống nhiều nước quá một lúc sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Bên cạnh đó, sẽ khiến làm loãng dịch dạ dày, cơ thể ra quá nhiều mồ hôi, gây mất nước và lượng muối trong cơ thể.

– Bạn không nên cho ăn hoa quả lạnh: Bổ sung hoa quả cho trẻ bị cảm nắng là điều tốt những nếu ăn quá nhiều hoa quả lạnh, những thực phẩm tính hàn dễ làm tổn thương đến dạ dày, gây trướng bụng, tiêu chảy, đau bụng.

– Tuyệt đối để trẻ bị cảm nắng tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, để phần nào giúp cơ thể thích ứng với chức năng tiêu hóa của dạ dày trong mùa hè oi bức. Nếu trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém hơn, dễ khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi hơn, chứng khó tiêu hóa lại thêm trầm trọng.

– Sau khi trẻ bị cảm nắng, hơi nóng vẫn chưa hoàn toàn hạ hỏa. Việc ăn uống các loại thực phẩm quá giàu chất dinh dưỡng không những chẳng có tác dụng giải cơn say nắng, ngược lại còn kéo dài thêm khí nóng trong người, gây thêm mệt mỏi và hại cho đường tiêu hóa. Bởi vậy, bạn cần hết sức chú ý đến việc ăn uống của trẻ bị cảm nắng.

Chú ý cách sinh hoạt của trẻ

– Cảm nắng không phải là tình trạng quá nguy hiểm nhưng cũng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Bởi vậy, bạn cần chú ý hơn trong cách sinh hoạt của trẻ đặc biệt trong những ngày nắng nóng.

– Cần cho cơ thể trẻ quen dần với tác động của nắng nóng trước khi cho trẻ tập luyện ngoài trời nắng. Đây là việc giúp cơ thể trẻ không bị đột ngột và giảm thiểu được tình trạng cảm nắng.

– Vào những ngày hè nóng bức, trong môi trường không gian có nhiều người, cần cho trẻ uống thêm nhiều nước khi trẻ chơi đùa, học tập.

– Không nên cho trẻ chơi đùa quá lâu ngoài trời nắng, đặc biệt là khoảng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ trưa bởi đây là khung giờ ánh nắng mặt trời độc hại và gay gắt nhất. Tránh cho trẻ tập luyện quá sức ở ngoài trời nắng. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, cho trẻ ngừng ngay việc tập luyện và vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi.

– Thời tiết nắng nóng sẽ thích hợp hơn hết là cho trẻ mặc quần áo nhẹ, màu sáng, đội nón rộng vành. Điều này giúp giảm tình trạng trẻ bị cảm nắng nhiều hơn.

– Nếu trẻ phải thường xuyên tập luyện, học tập ngoài nắng thì nên cho trẻ giải lao sau một khoảng thời gian, cho trẻ vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi và uống nước để bù nước đã mất trong cơ thể, giúp đảm bảo cơ thể trẻ luôn được khỏe mạnh.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...