789

Phương pháp giúp sửa tật nói ngọng cho trẻ

Thứ Sáu, 21/06/2019 07:27 AM (GMT+7)

Nói ngọng là một rối loạn của đường phát âm, không tạo được âm vị chuẩn của ngôn ngữ. Đây là một nhóm nhỏ của rối loạn ngôn ngữ, lời nói, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Có những trẻ chỉ ngọng khi nói hoặc đọc nhưng cũng có bé mắc cả 2 tật này. Ngọng thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái.

tre-noi-ngong

Nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng

- Ba mẹ hay người thân trong gia đình cũng ảnh hưởng phần nào đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, khi thấy trẻ nói ngọng ba mẹ không chỉnh ngay từ đầu, ít chơi với trẻ... Một số trẻ còn bắt chước người trong nhà nói ngọng. Vì thế, nếu gia đình có người lớn nói ngọng, trẻ dễ nói theo.

- Ngoài ra, rối loạn phát âm có thể là hậu quả của rối loạn hành vi. Có trẻ chơi game, xem tivi quá nhiều, dẫn tới tình trạng học ngôn ngữ không qua nghe - nói mà qua nhìn - nói, khiến cung thính giác không được kích thích gây rối loạn phát âm. Những trẻ này ngoài nói ngọng còn hay cáu giận.

- Trẻ tự bóp méo âm thanh để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu theo suy nghĩ riêng của bé.

- Nhút nhát: có thể ban đầu nói sai một vài từ nhưng bị cả nhà cười chê nên những lần giao tiếp sau, bé trở nên rụt rè và càng dễ bị ngọng hơn.

- Bị dính thắng lưỡi, khớp cắn ngược, răng mọc lệch lạc có nhiều khe hở; một số bệnh khi trẻ mắc phải gây khó thở, ngạt mũi khiến khi nói trẻ phải thè lưỡi ra để phát âm dẫn đến nói ngọng.

Người lớn không nên chủ quan, xem việc nói là quá trình tự nhiên mà không cần quan tâm đến sự hình thành ngôn ngữ của trẻ, theo dõi những bất thường để sớm cho con đi khám và can thiệp kịp thời. Những trẻ ngôn ngữ kém, phụ huynh không nên cho tham gia hoạt động nhìn quá nhiều vì sẽ khiến cung phản xạ nghe nói gián đoạn, hình thành phản xạ nhìn - nói.

Phương pháp giúp sửa tật nói ngọng cho trẻ

- “Sàng lọc” những người tiếp xúc với trẻ

Không ít trẻ nói ngọng là do trẻ bắt chước những người xung quanh như giáo viên, người thân, trẻ hàng xóm... Vì thế, ba mẹ nên “sàng lọc”, hạn chế tối đa việc con tiếp xúc với những người phát âm không chuẩn.

- Giúp trẻ bỏ các thói quen xấu

Mút tay, cho tay vào miệng, ngoáy mũi… cũng có thể làm trẻ nói ngọng. Vì thế, ba mẹ nên luôn nhắc nhở để trẻ dần bỏ những thói quen này. Chẳng hạn, thời gian nào trẻ hay mút tay nhất như khi xem tivi hoặc ngồi sau xe, ba mẹ nên bày các trò chơi gì thú vị để trẻ chơi mà quên đi các thói quen trên.

- Khuyến khích bé giao tiếp

Bé chỉ phát âm tốt hơn khi thường xuyên giao tiếp với mọi người. Ba mẹ nên tạo không gian giao tiếp cho bé như cho bé ra ngoài công viên hoặc đến chỗ nhiều trẻ nhỏ để vui chơi. Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý, hạn chế cho bé tiếp xúc với những người nói ngọng hoặc đặc trưng vùng miền khiến bé khó có thể sửa được tật nói ngọng của mình.

- Không nhại, chê con

Một sai lầm thường gặp ở người lớn là khi trẻ nói ngọng, người lớn thường nhại, chọc trẻ hay thích thú với điều đó, thậm chí là chê con. Điều này chỉ khiến trẻ khó có thể chữa được tật nói ngọng vì lầm tưởng điều đó khiến cha mẹ vui nên sẽ nói ngọng nhiều hơn. Trường hợp bị chê nhiều sẽ khiến trẻ dễ bị tổn thương và sống khép kín.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...