789

Quyền lợi cho người đồng tính được quy định như thế nào?

Thứ Sáu, 09/10/2020 05:00 PM (GMT+7)

Người đồng tính ngày nay đã được xã hội chấp thuận và cũng có những quyền lợi cần được tôn trọng.

Hiện nay, người đồng tính trên nhiều quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam đã dần được công nhận, có quyền lợi riêng, được thể hiện giới tính thật và làm điều mình muốn. Vậy những quyền lợi đó như thế nào? Mang tới những lợi ích nào cho những người đồng tính trong tương lai?

Người chuyển giới là gì?

"Người chuyển giới" là thuật ngữ miêu tả những người có bản dạng giới (suy nghĩ, cảm nhận về giới của bản thân) không trùng với cơ thể sinh học của họ khi sinh ra, ví dụ: một người chuyển giới được nhận diện là nữ trong khi bẩm sinh có cơ quan sinh dục nam.

Thực trạng người đồng tính ở Việt Nam hiện nay

Người chuyển giới cứ như những người vô hình, không dám công bố hay cho mọi người biết mình trải qua quá trình chuyển giới. Kể cả tại Mỹ, một quốc gia phát triển, nhưng vẫn không thể thống kê con số chính xác, chỉ ước tính khoảng 0,3% dân số của họ. Riêng đối với Việt Nam, có thể ước tính khoảng từ 290.000- 480.000 người chuyển giới. Một con số không hề nhỏ.

quy-dinh-ve-nguoi-dong-tinh2

Một nghiên cứu về người chuyển giới nữ sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh (2015, CARMAH và Đại học Pittsburg) cho thấy 45% bị từ chối việc làm do phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới. Điều này phần nào giải thích cho thực tế chỉ có 4% những người tham gia khảo sát có các việc làm ở khu vực chính thức (có hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ, lợi ích của người lao động) và có tới 13% kiếm sống bằng nghề mại dâm.

Người chuyển giới có thể bị kì thị, lăng mạ, quấy rối tình dục thậm chí đánh đập đến chết chỉ vì nhu cầu đi vệ sinh của bản thân. Một số bạn nhất quyết không sử dụng nhà vệ sinh công cộng nữa trong khi số còn lại vẫn hiển nhiên dùng nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật với mong muốn không một ai quấy rối mình

Ngoài việc không được xã hội tôn trọng, bị kỳ thị, dè bỉu, người chuyển giới vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận việc làm cũng như các dịch vụ y tế.

Thực trạng pháp luật Việt Nam về người đồng tính: Xã hội Việt Nam trong những năm qua đã có cái nhìn rộng mở hơn đối với người chuyển đổi giới tính, cùng với đó pháp luật cũng có nhiều quy định thừa nhận, cho phép việc chuyển giới và rộng mở cho người chuyển giới trong việc thừa nhận giới tính thực sự của mình.

Có hai vấn đề lớn mà cộng đồng LGBTIQ vẫn đang đấu tranh suốt gần 10 năm qua là quyền chuyển đổi giới tính cho người chuyển giới và quyền kết hôn giữa hai người cùng giới. Đó là một hành trình dài và cần có sự chia sẻ của toàn xã hội.

Thứ nhất, về quyền chuyển đổi giới tính

Quy định về quyền chuyển đổi giới tính trong Bộ Luật dân sự 2015 là một điểm mới đáng chú ý. Cho đến trước khi Bộ Luật dân sự 2015 ra đời, pháp luật Việt Nam chưa qui định hay công nhận việc chuyển giới bằng phẫu thuật mà chỉ quy định về xác định lại giới tính đối với những trường hợp khi sinh ra có sự xác định nhầm giới tính tự nhiên của cá nhân. Cụ thể, Điều 36 Bộ Luật dân sự 2005 chỉ cho phép trường hợp một người chỉ được quyền yêu cầuxác định lại giới tính của mình khi họ có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác.

Nghị định 88/2008 NĐ-CP hướng dẫn vấn đề này tại khoản 1 Điều 1 và khoản 1, 2 Điều 2. Bên cạnh đó, văn bản này xác định rõ "Cấm" hành vi thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính, thể hiện quan điểm không chấp nhận trường hợp chuyển đổi giới tính theo mong muốn của chủ thể.

Bộ Luật dân sự 2015 đã thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính tại Điều 37. Đây được xem là một trong những điểm mới nổi bật của văn bản này.

Điều 37. Chuyển đổi giới tính

"Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”

Như vậy, Bộ Luật dân sự 2015 đã chính thức ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính với tư cách là một quyền nhân thân gắn với mỗi cá nhân. Vấn đề lớn hiện nay là xây dựng Luật (tạm gọi là Luật Chuyển đổi giới tính) với những nội dung gì, điều chỉnh ra sao, mặc dù Bộ Luật dân sự 2015 đã ghi nhận quyền này nhưng quy định này chưa thể thực thi được.

Điều 37 còn giải quyết các vấn đề hộ tịch của cá nhân đã chuyển đổi giới tính: Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Như vậy việc đăng ký thay đổi hộ tịch vừa là quyền vừa là nghĩa vụ dành cho cá nhân đã chuyển đổi giới tính.

Nội dung cuối cùng được ghi nhận trong Điều 37 cho phép cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Chủ thể sau khi thực hiện chuyển đổi giới tính mang một giới tính mới, kéo theo những hệ quả về quyền và nghĩa vụ liên quan trong nhiều lĩnh vực pháp luật như hôn nhân gia đình, lao động, luật nghĩa vụ quân sự… Với quy định này, người sau khi chuyển đổi giới tính sẽ được hưởng các quyền tương ứng với giới tính mới của họ.

quy-dinh-ve-nguoi-dong-tinh

Tính đến nay, không nhiều quốc gia công nhận chuyển đổi giới tính, vì vậy, quy định nêu trên của Bộ luật Dân sự 2015 được cho là tiến bộ, tạo ra hành lang pháp lý cho các vấn đề về chuyển đổi giới tính.

Điểm c Khoản 2 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 cho phép ghi vào Sổ hộ tịch việc xác định lại giới tính của cá nhân theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điểm d Khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 cũng quy định rằng trường hợp xác định lại giới tính, công dân được đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...