789

Sự thật về cộng đồng LGBT tại Thái Lan

Thứ Tư, 14/10/2020 02:54 PM (GMT+7)

Dù được thế giới công nhận nhưng nhiều người chuyển giới ở Thái Lan vẫn gặp nhiều những ánh mắt kỳ thị.

Thái Lan là xứ sở của cộng đồng LGBT tuy nhiên những người đồng tính ở đây có thực sự được tất cả mọi người chào đón. Cuộc sống của những người chuyển giới ở đây ra sao? Họ có phải chịu những bất công về đối xử, nghề nghiệp hay không?

Sự thật về cộng đồng người chuyển giới ở Thái Lan

Thay vì những nụ cười tươi rói trên màn ảnh, trong các buổi biểu diễn hay cuộc thi sắc đẹp chuyển giới; những thành viên trong cộng đồng LGBT ở xứ sở chùa vàng - nơi luôn được mọi người lầm tưởng là thiên đường của giới LGBT - vẫn đang ngày ngày đấu tranh để tìm lại quyền lợi của mình giữa những bất công trong xã hội.

cong-dong-lgbt-thai-lan

Khi nhắc đến Thái Lan, nhiều người đề cập đến sự cởi mở với nhiều  định hướng tình dục, những người đồng tính và chuyển giới thường được nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày. Phần lớn các khách du lịch nước ngoài đều cảm thấy ấn tượng với các tour "du lịch đồng tính", những cuộc thi sắc đẹp chuyển giới được tổ chức thoải mái ở nơi đây. Thậm chí, nhiều thành viên trong cộng đồng LGBT từ các nước khác đã từng có ý định và mong muốn được đến xứ sở chùa vàng sinh sống. Bởi họ hy vọng rằng nơi đây, mình sẽ được đón chào bằng những nụ cười và sự thân thiện.

Tuy nhiên, được "nhìn nhận" không có nghĩa là được "chấp nhận", LGBT (đồng tính nữ, đồng tính, song tính, chuyển giới) trong xã hội Thái Lan vẫn chưa được hưởng sự bình đẳng như những người dị tính khác trong xã hội. Có những sự thật ít ai biết về sự bất công mà cộng đồng LGBT vẫn đang cố gắng chịu đựng và đấu tranh từng ngày, để có thể được sống thật với giới tính của mình.

Bị phân biệt đối xử ngầm trong xã hội

Trong khi Thái Lan là một trong những nước tiến bộ nhất ở châu Á về quyền LGBT, và thủ đô Bangkok thường đứng đầu danh sách các điểm đến du lịch thân thiện với người đồng tính; nhưng các nhà hoạt động trong nước nói rằng, cộng đồng đồng tính không chỉ thiếu sự công nhận trong xã hội mà cả pháp luật cũng phân biệt đối xử với họ.

Kath đã phải chịu sự kỳ thị này ngay từ thời kỳ đầu. Năm 2015, cô bị mất việc giảng dạy tại Thammasat - trường đại học lâu đời thứ hai của Thái Lan - sau khi các vấn đề liên quan đến giới tính của cô bị ủy ban đại học đưa ra. Kath cho rằng mình đã bị phân biệt đối xử khi bị cấm thể hiện rõ ràng về xu hướng tính dục của mình trên MXH; trong khi ngôi trường này chưa từng tỏ ra lo ngại về các hoạt động riêng trên các phương tiện truyền thông xã hội của các giảng viên.

Kath Khangpiboon cũng nói rằng những thành viên trong cộng đồng LGBT đang cố gắng đấu tranh để họ được chấp nhận trong cả những ngành nghề phổ biến và có tiếng nói trong xã hội như: luật sư, bác sĩ hoặc nhân viên xã hội...

Thay vì chỉ được giới hạn trong ngành giải trí, dịch vụ, du lịch như hiện tại. Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế cũng đã phát hiện ra rằng nhiều người đồng tính nam và nữ luôn cố che giấu khuynh hướng tình dục của họ tại nơi làm việc, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của sự nghiệp. Bởi đôi khi, chỉ vì giới tính khác biệt của mình, họ bị coi là làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức mà họ đang làm việc. Hầu hết doanh nhân, chính trị gia hay ngôi sao nổi tiếng hiếm khi sẵn sàng công khai mình là LGBT, bởi họ vẫn e ngại những sự kì thị ngầm trong xã hội Thái Lan.

Cũng như các nước khác ở Châu Á, gia đình thường không chấp nhận việc lựa chọn lối sống của con trai và con gái mình. Những học sinh LGBT còn thường phải đối mặt với vấn đề bị phân biệt đối xử nặng nề ngay tại trường học, và giáo viên thì không hề được đào tạo để bảo vệ những em học sinh "khác biệt" của mình.

Truyền thông Thái Lan không coi trọng những người chuyển giới và người đồng tính

Mặc dù đang hoạt động chủ yếu ở mảng giải trí, nhưng không có nghĩa trong ngành này, LGBT sẽ nhận được nhiều quyền lợi cũng như sự tôn trọng hơn. Vẫn biết làng giải trí luôn có cái nhìn cởi mở và thoải mái hơn đối với cộng đồng LGBT; trên các bộ phim truyền hình nổi tiếng của Thái, cũng có thể thấy thường xuyên xuất hiện một nhân vật là người đồng tính hoặc người chuyển giới. Tuy nhiên, họ chủ yếu chỉ đóng vai trò gây cười và có những hành động thể hiện hơi "quá lố". Những phim điện ảnh hay truyền hình lấy tình yêu đồng tính làm chủ đề chính cũng không có nhiều, chỉ tập trung khai thác các hình tượng nhân vật ở giai cấp trung lưu, cuối cùng là vẽ ra một các kết buồn bã hoặc bi kịch.

Theo thông tin được biết, giới truyền thông Thái Lan thường đề cập đến giới LGBT gắn liền với những điều tiêu cực như việc phạm tội, bệnh HIV/AIDS hay việc quan hệ tình dục bừa bãi; hoặc thậm chí giễu cợt xu hướng tình dục của họ. 

Bên cạnh đó, giới truyền thông Thái Lan thường nhắc đến những người chuyển giới bằng cái tên "Ladyboy". Tuy nhiên, đó không hẳn là một cách gọi với ý nghĩa tốt. Ngoài việc đóng vai trò rất lớn trong ngành du lịch, đặc biệt là các tour "du lịch đồng tính" của nước này. Họ còn bị nhắc đến khi tham gia vào ngành công nghiệp du lịch tình dục, khiến cho người dân Thái Lan càng có thêm những cái nhìn không tốt về giới LGBT nói chung.

Không được pháp luật bảo vệ

Bên cạnh đó, luật pháp Thái Lan ít có tác dụng bảo vệ cộng đồng LGBT không bị phân biệt đối xử. Cũng như nhiều quốc gia khác, hôn nhân đồng giới không được công nhận và người chuyển giới không thể thay đổi giới tính của họ trên thẻ ID (chứng minh thư/ thẻ căn cước) hay các tài liệu chính thức khác.

Khi Nada Chaiyajit hoàn thành các nghiên cứu đại học tại Đại học Phayao, miền bắc Thái Lan, cô đã bị bác bỏ hết các chứng từ của mình, chỉ vì cô sử dụng bức ảnh mà mình mặc váy, trong khi thẻ ID của Nada thì cho biết cô là đàn ông.

Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới phát hành vào tháng 3 chỉ ra, “phân biệt đối xử ở Thái Lan phổ biến nhất khi người LGBT tìm việc, tiếp cận dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe, mua hoặc thuê tài sản, hoặc tìm kiếm sự bảo vệ pháp lý”.

cong-dong-lgbt-thai-lan2

Sinh viên chuyển giới từ lâu đã chiến đấu cho quyền bình đẳng trong các trường đại học Thái Lan. Cho đến năm 2012, Đại học Thammasat đã lần đầu tiên cho phép một sinh viên nam chuyển giới được mặc trang phục nữ giới trong buổi lễ tốt nghiệp. Một số trường đại học trong những năm gần đây cho phép sinh viên thể hiện bản sắc giới tính của họ trong các thủ tục giấy tờ chính thức. 

Nhờ sự cố gắng đấu tranh không ngừng nghỉ vì quyền lợi của mình, Kath đã được nhận vào Đại học Thammasat và làm giảng viên tại đây từ tháng 6, trong khi Nada được tốt nghiệp vào tháng 2 năm 2017. Điều quan trọng là họ không phải thay đổi trang phục và được mặc bất cứ thứ gì mình thích. 

Một cuộc thăm dò năm 2015 cho thấy gần 89% người Thái sẽ chấp nhận các đồng nghiệp đồng tính nam hoặc đồng tính nữ; 80% sẽ không để tâm quá nhiều nếu một thành viên trong gia đình mình là LGBT; và 60% ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Trong cùng năm, Thái Lan đã phê chuẩn Đạo luật Bình đẳng giới, một cột mốc quan trọng đối với đất nước vì nó đã vượt qua được sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...