789

Tác dụng xấu của cam thảo đối với mẹ bầu

Thứ Sáu, 17/05/2019 06:42 PM (GMT+7)

Trong thời gian bầu bí, không ít mẹ bầu tìm hiểu các biện pháp tại nhà để đánh bại chứng trầm cảm khi mang thai. Một trong số đó có thể là dùng trà từ rễ cam thảo. Vậy liệu loại thảo mộc này có an toàn cho mẹ bầu và thai nhi không?

 

cam-thao

Lợi ích của rễ cam thảo

Cam thảo là cây thuộc họ đậu, rễ cây nếm có mùi thơm nhẹ, vị ngọt. Rễ cam thảo chứa nhiều hợp chất giúp chống lại tình trạng trầm cảm bằng cách điều chỉnh hormone căng thẳng.

Rễ loại cây này là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời cho một số tình trạng sức khỏe bao gồm ợ nóng, mùi cơ thể, hen suyễn, nấm da chân, nấm candida và nhiễm virus. Chưa dừng lại ở đó, loại thảo mộc này cũng có thể hỗ trợ trong việc điều trị loét, các vấn đề về gan, bệnh lao, ho, kiệt sức mạn tính, lở loét, viêm khớp, hói đầu và thậm chí cả HIV.

Lý do bà bầu không nên ăn cam thảo

Một nghiên cứu Phần Lan phát hiện phụ nữ ăn cam thảo khi mang thai sẽ ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất và tinh thần của con.

Theo Fox News, kết luận trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học Phần Lan do Katri Raikkonen dẫn đầu nghiên cứu thói quen ăn cam thảo của hơn 1.000 bà mẹ sinh con vào năm 1998. Họ nhận thấy con của những người ăn hơn 500 mg glycyrrhizin tương đương gần 4 kg cam thảo mỗi tuần thì có chỉ số IQ thấp hơn và dễ bị tăng động giảm chú ý gấp 3 lần. Bên cạnh đó, trẻ gái có mẹ ăn nhiều cam thảo lúc mang bầu về sau đã dậy thì sớm.

Nhóm tác giả nhận định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là glycyrrhizin, thành phần làm ngọt tự nhiên có trong cam thảo cùng một số loại thảo dược khác. Hấp thụ glycyrrhizin khiến nồng độ hormone stress cortisol tăng cao, từ đó xáo trộn quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

"Nếu có thể, hãy tránh ăn cam thảo suốt thai kỳ", Katri Raikkonen khuyến cáo.

Tác dụng xấu của cam thảo đối với mẹ bầu

Các chuyên gia đã đưa ra những tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng rễ cây cam thảo khi mang thai có thể dẫn đến một số biến chứng sức khỏe sau đây:

1. Sẩy thai, sinh non

Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa cam thảo và thời gian mang thai. Kết quả, nếu vô tình hấp thụ chiết xuất rễ cam thảo quá nhiều, nguy cơ bị sẩy thai hoặc sinh non ở mẹ bầu sẽ tăng gần gấp đôi.

2. Ảnh hưởng đến trí não bào thai

Loại thảo dược này còn dẫn đến suy yếu nhau thai. Hợp chất glycyrrhizin được tìm thấy trong cam thảo có nguy cơ gây căng thẳng cho em bé trong bụng. Từ đó dẫn đến một loạt tác động bất lợi đối với sự phát triển não của thai nhi, làm giảm chỉ số thông minh và gia tăng các vấn đề về hành vi ở trẻ khi bé lớn lên.

Tình trạng kém phát triển kỹ năng nhận thức ở trẻ nhỏ cũng có thể là tác dụng phụ của việc dùng rễ cam thảo trong thời gian dài. Bé có nguy cơ dễ mắc phải các bệnh như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

3. Trẻ nhỏ gặp vấn đề sinh sản

Rễ cam thảo có tác dụng tương tự như estrogen và có nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi nếu mẹ bầu sử dụng với số lượng lớn trong thời gian mang thai. Thai nhi nam khi tiếp xúc với nồng độ estrogen cao sẽ tăng cơ hội nảy sinh tình trạng bất thường ở tinh hoàn, từ đó dẫn đến vô sinh ở nam giới.

Trong khi đó, thai nhi nữ khi tiếp xúc với quá nhiều estrogen trong giai đoạn phát triển có thể gặp phải các vấn đề về đường sinh sản.

Các loại thảo dược mẹ bầu cần tránh

Bên cạnh rễ cam thảo, vẫn có những vị thuốc mà phụ nữ mang thai nên hạn chế tối đa việc sử dụng để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn cho mẹ và con. Những thảo dược cần tránh bao gồm: 

Lạc tiên

Cúc la Mã

Đương quy

Cây ma hoàng

Mao lương hoa vàng.

Ngoài ra, những cái tên như nha đam, nhân sâm, hoa anh thảo, cỏ thơm, phan tả diệp (senna) cũng nằm trong danh sách các loại thảo mộc phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng.

Sự phát triển toàn diện của thai nhi là điều nên được ưu tiên hàng đầu. Để ngăn ngừa những mối nguy hại không đáng có, bạn nên tuyệt đối hạn chế sử dụng bất kỳ thực phẩm hay thảo dược nào được cho rằng thiếu tính an toàn. Nếu muốn thử các biện pháp tự nhiên để hỗ trợ điều trị bất kỳ tình trạng nào đó trong thai kỳ, mẹ bầu nên tìm đến bác sĩ trước và xin ý kiến tư vấn.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...