Tăng cường sức khỏe cho người tiểu đường trong mùa dịch Covid 19

Thứ Tư, 19/08/2020 11:12 AM (GMT+7)

Các chuyên gia cho rằng, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có nguy cơ nhiễm Covid-19, trong đó những người cao tuổi, người có bệnh lý nền như tiểu đường có nguy cơ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong cao.

Theo thông kê mới đây, tại Ý số người tử vong liên quan đến Covid-19 vì đái tháo đường chiếm 35%, Trung Quốc cũng ghi nhận trong số các ca tử vong, người có tiền sử đái tháo đường chiếm 7.3%. Việt Nam cũng đã ghi nhận những trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19 có bệnh lý nền là tiểu đường.

Sở dĩ, những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng tử vong do Covid-19, vì lượng đường trong máu cao làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm cho người bệnh ít có khả năng chống đỡ lại nhiễm trùng. Nếu người bệnh tiểu đường mắc Covid-19, nhiễm trùng sẽ khiến người này có nguy cơ cao bị biến chứng tiểu đường như nhiễm ceton do đái tháo đường (diabetic ketoacidosis). Nhiễm ceton do đái tháo đường xảy ra khi nồng độ axit ketone tích tụ nhiều trong máu.

Một số người mới nhiễm Covid-19 có phản ứng nguy hiểm trên toàn cơ thể, được gọi là nhiễm trùng huyết. Để điều trị nhiễm trùng huyết, các bác sĩ cần quản lý chặt chẽ mức chất lỏng và chất điện giải của cơ thể người bệnh. Nhiễm ceton do đái tháo đường khiến người bệnh mất chất điện giải, dẫn đến bệnh nhiễm trùng huyết khó kiểm soát hơn.

tieuduong

Người bị bệnh tiểu đường nên duy trì chế độ ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19, mỗi người cần thực hiện những việc sau: Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi ăn và sau khi ra khỏi nhà, đặc biệt khi tiếp xúc với nhiều người. Tránh sờ tay chưa được rửa sạch lên mặt, mũi, miệng vì sẽ khiến virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Đeo khẩu trang đúng cách khi ra khỏi nhà, không sờ lên mặt ngoài khẩu trang và không nên dùng một chiếc khẩu trang nhiều lần. Khẩu trang vải cần giặt sạch và phơi khô sau mỗi lần sử dụng.

Đặc biệt, đối với người bệnh tiểu đường cần có kiến thức về để tự chăm sóc chủ động cho bản thân giữa “tâm bão”. Người bị tiểu đường cần chắc chắn có đủ thuốc để dùng và nên có máy thử đường huyết và đủ que thử tại nhà. Bên cạnh đó, người bị tiểu đường không được bỏ bữa, không ăn trễ để tránh nguy cơ hạ đường huyết, tuân thủ bữa ăn lành mạnh và vận động tích cực, uống đủ nước mỗi ngày, đảm bảo giấc ngủ từ 7-9 giờ/đêm.

Ngoài ra, người bị tiểu đường nên bổ sung thực phẩm tăng cường sức đề kháng như bông cải xanh, cải bó xôi, đậu bắp, cá, khoai lang, hạt hướng dương, hạnh nhân, gừng, tỏi, trà xanh... Kèm với đó là các loại hoa quả như việt quất, cam, trái kiwi... Với nhóm trái cây này người bị tiểu đường nên ăn trực tiếp với số lượng vừa phải, không nép ép ra nước trái cây.

Theo Dân trí

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...