Thanh Hoá thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Chủ Nhật, 10/07/2022 10:01 AM (GMT+7)

Đề án tiếp tục được triển khai trên phạm vi 310 xã của 27 huyện, thị xã, thành phố nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và ngành Y tế trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các giải pháp trên địa bàn tỉnh.

Tính đến tháng 6 năm 2022, tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh Thanh Hóa là 114,6 trẻ em trai/100 trẻ em gái. 

Thực hiện Kế hoạch số 73/KH-UBND, ngày 12-3-2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) giai đoạn 2021-2025; căn cứ Hướng dẫn số 1290/SYT-NVY, ngày 29-3-2022 của Sở Y tế Thanh Hoá về thực hiện công tác DS-KHHGĐ năm 2022; ngày 29-3-2022, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Kế hoạch số 46/KH-CCDS về thực hiện Đề án Kiểm soát MCBGTKS năm 2022.

Đề án tiếp tục được triển khai trên phạm vi 310 xã của 27 huyện, thị xã, thành phố nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và ngành Y tế trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các giải pháp giảm thiểu tình trạng MCBGTKS trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của tình trạng MCBGTKS đối với sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội. Từ đó, tạo những chuyển biến tích cực về hành vi liên quan đến tình trạng MCBGTKS; khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, đưa tỷ số giới tính khi sinh đạt mức 113,5 trẻ em trai/100 trẻ em gái năm 2022.

Nội dung Đề án Kiểm soát MCBGTKS được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến huyện, xã. Trong đó, đối với cấp tỉnh, tiếp tục đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về thực trạng, hậu quả của MCBGTKS, các quy định của pháp luật nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; kết quả triển khai thực hiện đề án giảm thiểu MCBGTKS trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã nhân bản, cung cấp các sản phẩm truyền thông về giới và giới tính khi sinh; đào tạo, tập huấn, cung cấp các kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới và giới tính khi sinh cho đội ngũ cán bộ dân số xã, cộng tác viên dân số các địa phương để thực hiện tuyên truyền, tư vấn tại cộng đồng. Cùng với đó, Chi cục tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm, xét nghiệm, nạo phá thai về thực hiện các quy định của pháp luật nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nội dung của đề án tại các đơn vị.

Ở cấp huyện, xã, Trung tâm Y tế huyện hướng dẫn, chỉ đạo Trạm Y tế xã phối hợp với UBND xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, biên tập tài liệu truyền thông và thực hiện tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã; tổ chức nói chuyện chuyên đề về MCBGTKS cho đối tượng là nam, nữ chuẩn bị kết hôn và đã sinh con theo quy định của pháp luật ở 310 xã triển khai thực hiện đề án, dự kiến có 15.500 người tham dự; duy trì sinh hoạt của 114 câu lạc bộ về giới và bình đẳng giới, phấn đấu mở rộng lên 196 câu lạc bộ trong năm 2022.

Phương Liên tổng hợp

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...