Thực hiện tiêm vắc xin tiền hôn nhân - Đừng để hối tiếc

Thứ Năm, 01/10/2020 11:51 PM (GMT+7)

Việc tiêm vắc xin tiền hôn nhân rất quan trọng. Điều này nhằm đảm bảo không lây nhiễm bệnh qua đường tình dục và tránh những tác động xấu dẫn đến dị tật bẩm sinh hay nguy hiểm tính mạng ở thai nhi.

1. Tại sao nên tiêm vắc xin tiền hôn nhân?

Tiêm vắc xin tiền hôn nhân có vai trò quan trọng đối với cả nam và nữ giới. Không chỉ bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình mà còn tránh lây nhiễm cho người bạn đời và những đứa con sau này của cả 2 vợ chồng.

Đối với nam giới, việc tiêm vắc xin sẽ bảo vệ bản thân khỏi virus xâm nhập gây nên một số bệnh. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho vợ tương lai. Bên cạnh đó, em bé phải đến độ tuổi nhất định mới có thể thực hiện các mũi tiêm phòng khác nhau. Nên người cha tiêm vắc xin trước khi kết hôn cũng tạo điều kiện cho em bé phát triển an toàn, khỏe mạnh.

Đối với nữ giới, tiêm vắc xin tiền hôn nhân hay trước khi mang bầu 3 tháng là điều cực kỳ quan trọng. Trong những tháng đầu thai kỳ, bà mẹ bị bệnh có khả năng cao lây nhiễm cho con dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non hay dị tật bẩm sinh. Hơn nữa, người đã quan hệ tình dục cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn nên tiêm phòng là cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe.

tiem-vac-xin-tien-hon-nhan

2. Tiêm vắc xin tiền hôn nhân bao gồm những loại nào?

Có nhiều loại vắc xin cả nam hay nữ đều có thể tiêm được. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng nên tiêm 5 loại vắc xin trước khi kết hôn.

2.1 Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella

Đây là loại vắc xin 3 trong 1. Chỉ cần tiêm 1 mũi đã có thể phòng được cả 3 loại bệnh. Mà chi phí cho một lần tiêm cũng vô cùng hợp lý. Vì vậy mũi tiêm này đã được nhiều người lựa chọn.

Trong những tháng đầu thai kỳ, hệ miễn dịch của người mẹ kém nên dễ mắc phải các loại bệnh. Virus có khả năng lây nhiễm sang em bé qua đường nhau thai gây nên các biến chứng nguy hiểm như sinh non, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển,... Vì vậy trước khi có ý định mang bầu 3 tháng thì nên tiêm mũi vắc xin này.

2.2 Vắc xin thủy đậu

Thủy đậu là bệnh lý dễ mắc phải, có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp. Người bệnh mắc phải thủy đậu sẽ gặp các biểu hiện như: sốt, nổi ban khắp người, ngứa, khó chịu,... Bệnh có thể dễ dàng phát hiện và chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cẩn thận thì dễ đến các biến chứng như viêm màng não, viêm phổi,... Đặc biệt, em bé lây nhiễm thủy đậu từ người mẹ trong quá trình thai nghén có khả năng bị dị tật bẩm sinh cao, thậm chí là tử vong. Vì vậy loại vắc xin này cũng được khuyến cáo nên tiêm ít nhất 3 tháng trước khi có thai.

2.3 Vắc xin viêm gan B

Viêm gan B là bệnh lý mạn tính do virus HBV gây ra. Virus này gây bệnh ở gan nhưng lây qua đường máu và dịch sinh dục. Có trường hợp mắc bệnh mà không có biểu hiện gì bất thường. Cũng có trường hợp khi nhiễm virus từ 6 tuần đến 6 tháng thì phát bệnh và có các biểu hiện như: vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi, đau bụng,... Bệnh có thể trở thành mạn tính, gây xơ gan, ung thư gan, tử vong.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để chữa bệnh viêm gan B. Nên để phòng bệnh và tránh lây nhiễm cho người khác, trước khi kết hôn cần đi tiêm vắc xin.

2.4 Vắc xin cúm mùa

Cúm mùa có thể lây lan nhanh chóng và phát triển thành dịch. Thường xuất hiện vào khoảng tháng 11 - tháng 3 hằng năm. Những người bị bệnh cúm mùa thường có các biểu hiện như: mệt mỏi, chán ăn, sốt, đau đầu, đau cơ, viêm họng và ho. Phụ nữ mắc phải bệnh này vào 3 tháng đầu thai kỳ có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho bản thân và em bé.

2.5 Vắc xin ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường do virus HPV 16 và 18 gây ra. Các loại virus HPV khác có thể gây nên mụn rộp sinh dục, u nhú, sùi mào gà,...

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ từ 9 - 26 tuổi nên tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung và nên thực hiện trước khi quan hệ tình dục là tốt nhất. Sau khi tiêm loại vắc xin này, phụ nữ không được có thai trong vòng 6 tháng để cơ thể sản sinh ra miễn dịch ngăn ngừa bệnh, đồng thời không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

3. Cần làm gì trước khi tiêm vắc xin tiền hôn nhân?

Trước khi tiêm vắc xin tiền hôn nhân, cần có kế hoạch thời gian đi tiêm cụ thể để vắc xin phát huy tác dụng phòng bệnh. Sau tiêm vài tháng cũng không nên có em bé để tránh trường hợp gây dị tật bẩm sinh. Một số mũi tiêm có thể được thực hiện trong quá trình mang thai. Để biết rõ thông tin hơn, mọi người nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

Thông thường, trước khi tiêm vắc xin phòng bệnh, nên thực hiện xét nghiệm để biết cơ thể có kháng thể chống lại virus đó chưa. Nếu đã có thì không cần tiêm nữa. Xét nghiệm máu có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này mà không mất nhiều thời gian và chi phí.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Khám sức khỏe tiền hôn nhân, việc cần thiết trước khi kết hôn

Nhiều bạn trẻ bỏ qua việc cần thiết là khám sức khỏe trước khi kết hôn. Khám sức khỏe đảm tiền hôn nhân...

Tọa đàm "Để con yêu khỏe mạnh chào đời"

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ và khi mang thai hay sinh nở thì sức khỏe cũng như sự an toàn...

Bệnh trĩ có gây vô sinh không?

Bệnh trĩ là bệnh lý trực tràng mà hiện nay nhiều người đang gặp phải. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm...

Bệnh lậu có gây vô sinh không?

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh...