Tiền Giang: Mức sinh thấp kéo theo nhiều hệ lụy

Thứ Năm, 29/12/2022 05:31 PM (GMT+7)

Thực trạng mức sinh của Tiền Giang những năm gần đây luôn thấp dưới mức sinh thay thế. Thực trạng này cần phải thực hiện các giải pháp nhằm điều chỉnh tăng dần mức sinh để đến năm 2030, mức sinh của tỉnh đạt mức sinh thay thể (số con trung bình của một phụ nữ trong diện tuổi sinh đẻ là 2,1 con).

Mức sinh là một yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng dân số. Mức sinh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và môi trường. Các chỉ tiêu liên quan đến mức sinh luôn thu hút sự quan tâm của các nhà lập chính sách, các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu. Mức sinh là một yếu tố cấu thành của dân số, do vậy, những biến động của mức sinh, dù cao hay thấp đều có tác động trực tiếp đến quy mô, cơ cấu, phân bố dân số, sẽ gây bất lợi cho ổn định xã hội và phát triển đất nước. Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, Tiền Giang xếp hạng 12 trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp. Ngày 27-4-2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2019 công bố danh sách tỉnh, thành phố được phân chia theo các vùng mức sinh. Theo đó, Tiền Giang cũng là địa phương nằm trong vùng mức sinh thấp.

Thực trạng mức sinh của Tiền Giang những năm gần đây luôn thấp dưới mức sinh thay thế. Thực trạng này rất cần phải thực hiện các giải pháp nhằm điều chỉnh tăng dần mức sinh để đến năm 2030, mức sinh của tỉnh đạt mức sinh thay thể (số con trung bình của một phụ nữ trong diện tuổi sinh đẻ là 2,1 con). Mức sinh “tụt” quá thấp, sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Cụ thể, mức sinh thấp gây ra tình trạng suy giảm quy mô dân số. Nghĩa là, khi mức sinh thấp kéo dài sẽ tác động trực tiếp đến tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên và làm cho quy mô dân số suy giảm.

avatar1671933702011-1671933702214931850045

Thực trạng mức sinh của Tiền Giang những năm gần đây luôn thấp dưới mức sinh thay thế

Để góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam vào năm 2030, ngành Dân số cần tiếp tục mục tiêu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi đảm bảo thích ứng với già hóa dân số; có chiến lược truyền thông để đưa mức sinh thấp về mức sinh thay thế. Tuyên truyền để thay đổi nhận thức “trọng nam khinh nữ”, không lựa chọn giới tính thai nhi, đẩy mạnh chương trình tầm soát trước sinh, sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh tật, giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường, giảm thiểu số người khuyết tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng...

Chính vì vậy, ngày 30-12-2020, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch 356 thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, đoàn thể có liên quan triển khai thực hiện các giải pháp nhằm điều chỉnh mức sinh của tỉnh.

Vũ Thị Phương Dung

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...