789

Tiêu chuẩn chẩn đoán và nguyên nhân gây tăng huyết áp ở trẻ em

Thứ Ba, 21/07/2020 07:32 AM (GMT+7)

Không giống như ở người lớn, việc đo huyết áp ở trẻ em không có một định nghĩa cụ thể nào về mức huyết áp bình thường dựa trên việc chỉ đọc huyết áp tâm thu trên huyết áp tâm trương, mà những chỉ số huyết áp được coi là bình thường phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và chiều cao của trẻ.

tang-huyet-ap-o-tre

Tăng huyết áp ở trẻ em là gì?

Huyết áp là áp lực máu chảy qua các mạch của cơ thể. Trong điều kiện bình thường, trái tim bơm máu qua tất cả các mạch trên khắp cơ thể. Tuy nhiên, ở người bị tăng huyết áp, việc đẩy máu trở nên khó khăn hơn, có thể gây thiệt hại cho các mạch máu, tim và các cơ quan khác.

Tăng huyết áp ở người lớn khi huyết áp ≥ 140/90 mmHg bất kể tuổi, giới, tầm vóc cơ thể. Đây là một định nghĩa mang tính chức năng dựa trên mối liên quan giữa con số huyết áp với các biến cố tim mạch.

Do các biến cố tim mạch gây ra bởi cao huyết áp như nhồi máu cơ tim, đột quỵ thường ít xảy ra trong thời thơ ấu nên định nghĩa cao huyết áp ở trẻ em mang tính thống kê hơn là chức năng.

NHBPEP đã đưa ra báo cáo lần thứ 4 (2004) cập nhật định nghĩa, chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp ở trẻ em và bảng trị số huyết áp trẻ em theo tuổi và giới với các mức bách phân vị 50th , 90th , 95th , 99th của trị số Tăng huyết áp tâm thu và Tăng huyết áp tâm trương.

Huyết áp bình thường – cao (được coi như tiền tăng huyết áp): Huyết áp tâm thu trung bình và/hoặc Huyết áp tâm trương trung bình ≥ 90th nhưng < 95th bách phân vị; ≥ 120/80 mmHg và < 95th bách phân vị ở trẻ lớn và thanh thiếu niên.

Tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu trung bình và/hoặc Huyết áp tâm trương trung bình ≥ 95th bách phân vị theo tuổi, giới tính, chiều cao ở ít nhất 3 lần đo khác nhau.

Tăng huyết áp áo choàng trắng: Trị số huyết áp ≥ 95th bách phân vị ở bệnh viện/ phòng khám nhưng < 90th bách phân vị ở ngoài viện.

Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp ở trẻ em

Không giống như ở người lớn, việc đo huyết áp ở trẻ em không có một định nghĩa cụ thể nào về mức huyết áp bình thường dựa trên việc chỉ đọc huyết áp tâm thu trên huyết áp tâm trương, mà những chỉ số huyết áp được coi là bình thường phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và chiều cao của trẻ.

Do vậy, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo tất cả trẻ em nên đo huyết áp hàng năm kể từ khi được 3 tuổi. Nếu bác sĩ xác định huyết áp của trẻ là cao, bậc phụ huynh sẽ cần đưa trẻ quay lại để kiểm tra một vài lần nữa và con bạn cần phải đeo một thiết bị di động được gọi là máy đo huyết áp 24 giờ. Nếu kết quả huyết áp vẫn cao như vậy, trẻ sẽ được chẩn đoán là tăng huyết áp ở trẻ em.

Sau khi được chẩn đoán trẻ bị tăng huyết áp, bậc phụ huynh cần thông tin đầy đủ về tiền sử sức khỏe của trẻ bao gồm chế độ ăn, các hoạt động ở nhà, ở trường, mức độ hoạt động thể chất và những tác nhân gây căng thẳng cho trẻ.

 Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra bổ sung như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và siêu âm thận để giúp xác định nguyên nhân của tăng huyết áp ở trẻ.

Nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ em

Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở trẻ em chia thành tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát.

Tăng huyết áp nguyên phát

Tự nó xảy ra, không có nguyên nhân xác định. Đây là loại huyết áp thường xuyên xảy ra hơn ở trẻ lớn, thường là 6 tuổi trở lên. Các yếu tố nguy cơ phát triển tăng huyết áp nguyên phát bao gồm:

Thừa cân hoặc béo phì

Có tiền sử gia đình bị huyết áp cao

Có cholesterol cao

Ăn quá nhiều muối

Bị tiểu đường type 2 hoặc đường huyết lúc đói cao

Giới tính nam

Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc phụ

Đang ít vận động

Tăng huyết áp thứ phát

Nguyên nhân do thận – tiết niệu: như Viêm thận – bể thận mạn; Viêm cầu thận mạn; Loạn sản thận bẩm sinh; Thận đa nang; Thận nang đơn; Bệnh lý thận trào ngược; U thận; Chấn thương thận; Tổn thương thận do thải ghép; Tổn thương thận sau xạ trị; Tổn thương thận do bệnh hệ thống; Tắc nghẽn niệu quản.

Nguyên nhân do thần kinh: như Tăng áp lực nội sọ; Hội chứng Guillain – Barre; Bỏng; Rối loạn thần kinh thực vật có tính gia đình; Tổn thương hố sau; Tổn thương thân tủy; Viêm tủy.

Nguyên nhân do thuốc: Sử dụng các thuốc có thành phần Cocain; Các thuốc giống giao cảm; Amphetamine; Sirolimus; Licorice; Hormon; Cyclosporin.

Nguyên nhân do tim – mạch: Trẻ bị Hẹp eo động mạch chủ; Bệnh lý mạch thận; Tắc tĩnh mạch thận; Viêm mạch; Shunt động – tĩnh mạch; Hội chứng William – Beuren; Bệnh Takayasu; Bệnh Moyamoya và một số bệnh tim bẩm sinh gây tăng huyết áp khác.

Các nguyên nhân khác: Tăng calci máu; Sau phẫu thuật sửa hẹp eo động mạch chủ; Truyền bạch cầu; Sau thủ thuật phương pháp oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO); Tắc nghẽn đường hô hấp trên mạn tính.

Rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là ngưng thở khi ngủ.

Triệu chứng cao huyết áp ở trẻ em

Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp ở trẻ em

Trẻ bị cao huyết áp thường có các biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt, hồi hộp, nôn ói,..

Trẻ bị cao huyết áp thường có các biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt, hồi hộp, nôn ói, vã mồ hôi, đánh trống ngực, giảm thị lực, mệt mỏi, phù, co giật...

Giống như ở người trưởng thành, cao huyết áp ở trẻ em cũng là căn bệnh giết người thầm lặng, bởi nó hiếm khi biểu hiện triệu chứng rõ ràng, biến chứng đến bất ngờ và nguy hiểm. Nếu trẻ bị huyết áp cao kéo dài mà không được phát hiện sớm và điều trị sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với các biến chứng như suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não hay bệnh não.

Đây là chứng bệnh hết sức nguy hiểm nhưng ít phụ huynh để ý tới. Do vậy, để chẩn đoán chính xác các chuyên gia khuyến cáo trẻ em từ 3 tuổi trở lên nên được đo huyết áp trong các buổi khám sức khỏe. Việc sớm phát hiện bệnh sẽ giúp bác sĩ dễ dàng điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng theo thời gian. Hãy đưa trẻ đến khám và đo huyết áp đúng theo lịch hẹn, đặc biệt là khi con bạn bị béo phì hoặc trong gia đình có tiền sử bệnh tăng huyết áp.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...