Tiểu không kiểm soát ở người già

Thứ Ba, 18/10/2022 02:15 PM (GMT+7)

Tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi là tình trạng bị són tiểu, nghĩa là bị rò rỉ nước tiểu một cách vô tình. Tình trạng són tiểu có thể được chữa khỏi hoặc được kiểm soát, chính vì thế không nên ngại ngùng mà hãy cởi mở chia sẻ để được chăm sóc y tế.

Nguyên nhân gây ra tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi

Bàng quang trong cơ thể chúng ta có chức năng chứa nước tiểu. Khi bạn đi tiểu, các cơ trong bàng quan thắt lại để di chuyển nước tiểu vào niệu đạo, đồng thời các cơ xung quanh niệu đạo giãn ra và đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Khi các cơ bên trong và xung quanh bàng quang không hoạt động như bình thường thì nước tiểu có thể bị rò rỉ ra ngoài. Người cao tuổi sẽ bị tiểu mất kiểm soát nếu các cơ thư giãn mà không báo trước. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể đến từ nhiều hướng như: nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng hoặc kích ứng âm đạo, táo bón, tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, nếu chứng són tiểu kéo dài, nguyên nhân có thể do:

-Cơ bàng quang yếu.

-Cơ bàng quang hoạt động quá mức.

-Cơ sàn chậu yếu.

-Tổn thương dây thần kinh kiểm soát bàng quang do các bệnh như đa xơ cứng, tiểu đường hoặc bệnh Parkinson.

-Sự tắc nghẽn do phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới. Khi các cơ quan vùng chậu bị sa ra ngoài, bàng quang và niệu đạo không thể hoạt động bình thường có thể khiến nước tiểu bị rò rỉ.

Ngoài ra, nam giới có thể bị tiểu không kiểm soát bởi những nguyên nhân liên quan tới tuyến tiền liệt như: Viêm, đau tuyến tiền liệt; Dây thần kinh hoặc cơ bị chấn thương, tổn thương do phẫu thuật.Phì đại tiền liệt tuyến khi già đi; Các loại tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi

Có nhiều loại tiểu mất kiểm soát khác nhau ở người cao tuổi như: Khi phụ nữ tuổi trung niên ở thời gian mãn kinh, việc són tiểu thường xảy ra khi gặp phải áp lực đè lên bàng quang như tập thể dục, hắt hơi, ho hoặc nâng vật nặng. Khi xuất hiện nhu cầu đi tiểu đột ngột mà không thể vào kịp nhà vệ sinh sẽ khiến người cao tuổi bị són tiểu. Điều này thường xảy ra với những người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường, alzheimer, đa xơ cứng hoặc đột quỵ. Bệnh tiểu đường và chấn thương tủy sống cũng có thể khiến bệnh nhân tiểu không hết và luôn bị rò nước tiểu ra ngoài.

Triệu chứng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi

Tiểu không kiểm soát do gắng sức: Là tình trạng thoát nước tiểu không tự chủ khi bệnh nhân gắng sức, không phải do co bóp bàng quang. Tình trạng này phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới, xảy ra khi người bệnh gắng sức như ho, hắt hơi, cười, rặn, khiêng vật nặng,... Lượng nước tiểu bị thoát ra ít, xảy ra trên 2 lần/tháng. Người bị tiểu không kiểm soát do gắng sức chủ yếu là phụ nữ béo phì, đã mãn kinh, sinh con nhiều lần hoặc nam giới sau phẫu thuật tuyến tiền liệt;

Tiểu không kiểm soát gấp (đái vãi): Là tình trạng thoát nước tiểu kết hợp với tiểu gấp, người bệnh chưa kịp ra nhà vệ sinh đã rỉ nước tiểu. Tình trạng này chủ yếu do bàng quang suy yếu chức năng lưu giữ nước tiểu (bất ổn định cơ detrusor), hay gặp khi bị rối loạn tinh thần, thời tiết lạnh giá,... Ở nam giới, tiểu gấp có thể là biểu hiện bất ổn định cơ detrusor, tắc nghẽn dòng tiểu, bệnh lý thần kinh, xạ trị vùng tiểu khung,...;

Tiểu không kiểm soát tràn đầy (đái rỉ): Do ứ đọng nước tiểu mạn tính, người bệnh bị són tiểu từng đợt, không bao giờ đi tiểu bình thường. Tình trạng này hay gặp ở người bị suy yếu co bóp bằng quang, tắc nghẽn đường ra của bàng quang (ở nam giới là phì đại tuyến tiền liệt, ở nữ giới là do sa tử cung hoặc táo bón);

20200720_170608_339311_tieu-dem-o-nguoi-gi.max-1800x1800

Chẩn đoán và điều trị chứng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi

- Chẩn đoán: Hỏi bệnh sử để xác định thời gian, mức độ trầm trọng của bệnh; Khám lâm sàng: Xác định nguyên nhân, phân loại tiểu không kiểm soát. Bác sĩ sẽ khám bụng, tâm thần, thần kinh, khả năng di chuyển; khám trực tràng và tuyến tiền liệt ở nam giới; khám vùng chậu, phụ khoa và trực tràng ở nữ giới; Xét nghiệm cơ bản: Tổng phân tích nước tiểu, glucose huyết thanh và calci huyết thanh, siêu âm hệ tiết niệu, cấy nước tiểu, chụp X-quang hệ tiết niệu; Xét nghiệm đặc biệt: Xét nghiệm tã lót, đo nước tiểu tồn dư sau tiểu tiện, soi bàng quang, đo niệu dòng đồ, niệu động học, chụp cộng hưởng từ hệ thần kinh trung ương. Tổng phân tích nước tiểu là một trong các chỉ định giúp chẩn đoán tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi

- Điều trị: Tùy thuộc nguyên nhân, phân loại tiểu không kiểm soát sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp đang được áp dụng gồm:

+ Điều trị bảo tồn:

- Điều trị các bệnh lý nền gây tiểu không kiểm soát: Các bệnh lý nền gây đa niệu, tiểu đêm, tăng áp lực ổ bụng, rối loạn hệ thần kinh trung ương,... gây tiểu không tự chủ và khiến bệnh nặng thêm. Những bệnh lý nền gây bệnh gồm suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, rối loạn thần kinh, đột quỵ, đa xơ cứng, sa sút tâm thần, rối loạn nhận thức, hội chứng ngưng thở khi ngủ,... Điều trị các bệnh này có thể điều trị hỏi hoặc làm giảm tình trạng tiểu không kiểm soát;

- Điều chỉnh việc sử dụng các thuốc có thể gây tiểu không kiểm soát;

- Sử dụng băng tã, chụp tiểu bao quy đầu ở nam giới, nón chụp âm hộ ở nữ giới để hứng nước tiểu hoặc đặt xông tiểu;

+ Thay đổi thói quen sinh hoạt: Không sử dụng đồ uống có chứa caffeine vì cà phê có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, gây lợi tiểu, giãn cơ thắt niệu đạo, dễ dẫn tới tiểu gấp, tiểu nhiều lần; Kiểm soát lượng nước đưa vào cơ thể: Dùng khoảng 1.500ml/ngày, hạn chế uống nước vào buổi tối; Tập thể dục đều đặn và tập trung vào các bài tập co thắt cơ vùng tầng sinh môn; Bỏ thuốc lá, rượu bia;

+ Luyện tập bàng quang và thói quen đi tiểu, tránh đi tiểu ngay lập tức mà cần lập kế hoạch tiểu tiện theo giờ (phương pháp này phù hợp với bệnh nhân tiểu không kiểm soát gấp và tiểu không kiểm soát hỗn hợp);

+ Sử dụng thuốc: Thuốc kháng hệ muscarinic (kháng cholinergic), thuốc đồng vận adrenergic, estrogen, Desmopressin, chẹn alpha- adrenergic;

+ Can thiệp không xâm lấn: Kích thích điện học bằng các điện cực tại tầng sinh môn, da vùng xương mu, thành âm đạo; Sử dụng kim xung điện cắm dưới da tại vị trí trên mắt cá chân để kích thích thần kinh chày sau; Sử dụng các xung từ trường tại tầng sinh môn và xương cùng.

+ Phẫu thuật: Phương pháp này được chỉ định thực hiện để điều trị tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi khi việc điều trị bằng thuốc, bảo tồn không hiệu quả. Việc điều trị gồm:

Với bệnh nhân bất thường cơ thắt: Có thể lựa chọn các kỹ thuật điều trị như: Tiêm bơm keo sinh học, mỡ tự thân qua nội soi bàng quang; Đặt tấm lưới nâng đỡ niệu đạo; Phẫu thuật treo sau xương mu; Phẫu thuật tạo hình thành trước âm đạo; Đặt van nhân tạo; Tiêm độc tố botulinum A vào lớp dưới niêm mạc bàng quang;

Với bệnh nhân bị giảm dung tích bàng quang: Có thể lựa chọn các kỹ thuật điều trị sau:Tạo hình mở rộng bàng quang bằng ruột; Chuyển lưu nước tiểu qua da, qua hồi tràng,... Điều trị chứng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi bằng phương pháp phẫu thuật5. Cách phòng ngừa chứng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi

Để hạn chế nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ, cần chú ý tới những điều sau:

Người cao tuổi luôn giữ tâm lý thoải mái trong sinh hoạt, không lo lắng hoặc căng thẳng;Vận động cơ thể hằng ngày với các bài tập phù hợp cho sức khỏe như đi bộ 60 phút/ngày (chia làm 2 lần);Tăng cường hoạt động về mặt tinh thần: Xem TV, đọc sách báo, tham gia các câu lạc bộ người cao tuổi;Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, không uống rượu bia, không hút thuốc lá; Hạn chế uống nước, cà phê, trà đặc vào buổi tối.

Tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi là tình trạng thường gặp nhưng có thể phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Vì vậy, khi mắc phải vấn đề sức khỏe này, người bệnh không nên quá lo lắng, chỉ cần làm theo mọi hướng dẫn của bác sĩ là có thể đẩy lùi bệnh tật, vui sống khỏe, sống có ích.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...