789

Tổng hợp 9 cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà ngắt cơn đau rát khó chịu ở trẻ

Thứ Ba, 17/03/2020 03:07 PM (GMT+7)

Trẻ bị hăm tả thường xảy ra vào thời điểm bắt đầu ăn thức ăn đặc hoặc bé đang dùng kháng sinh kéo dài. Ngoài ra, nếu mẹ dùng kháng sinh và đang cho con bú thì cũng có thể khiến bé bị hăm da.

tri-ham-cho-tre

Những điều cần biết về tình trạng hăm ở trẻ sơ sinh

Hăm là hiện tượng da bị viêm ở các vùng nếp gấp, nóng và ẩm là yếu tố chính gây nên tình trạng này. Bên cạnh đó do, sự cọ xát giữa các nếp gấp đi kèm tác động của mồ hôi, phân, nước tiểu cũng có thể khiến làm da tổn thương nặng hơn, thậm chính gây ra các vết trầy xướt da và bội nhiễm.

Chữa hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Tình trạng hăm thường gặp ở trẻ sơ sinh,trong giai đoạn từ 0 đến 24 tháng tuổi. Do ở những năm đầu đời da của bé mỏng hơn đến 7 lần so với người lớn.

Một trong những “điểm yếu” của làn da trẻ chính là cấu trúc các sợi collagen rất nhỏ trong khi các sợi protein đàn hồi lại phát triển chưa đầy đủ khiến lá chắn trên bề mặt da rất mỏng manh. Thêm vào đó còn có sự chậm trễ trong việc sản sinh chất bã nhờn cũng như nồng độ pH acid thấp cũng khiến da khó có thể tự chống chọi với những tổn thương.

Mặc dù tình trạng này không quá nghiêm trọng nhưng khi trẻ bị hăm thường trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon, ngại vận động… từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

Trẻ bị hăm tả thường xảy ra vào thời điểm bắt đầu ăn thức ăn đặc hoặc bé đang dùng kháng sinh kéo dài. Ngoài ra, nếu mẹ dùng kháng sinh và đang cho con bú thì cũng có thể khiến bé bị hăm da.

 Tổng hợp 9 cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà ngắt cơn đau rát khó chịu ở trẻ

1. Trị hăm tã tự nhiên

Da bé rất nhạy cảm và mềm mỏng nên không được sử dụng các loại khăn lau có chứa cồn, nó sẽ làm da bé bị tổn thương, bỏng rát.

Một cách trị hăm tã hiệu quả nữa mà các mẹ nên áp dụng là chọn mua các loại tã thấm hút tốt, mềm mại và thông thoáng tạo cảm giác dễ chịu cho bé khi sử dụng. Các mẹ có thể lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng như tã dán Huggies, tã quần Merries,…

Khi sử dụng khăn ướt để vệ sinh cho bé các mẹ nên chú ý lựa chọn sử dụng các loại khăn ướt có độ pH trung tính, không chứa xà phòng hay cồn, chất tẩy rửa tránh làm tổn thương da bé.

Trong trường hợp bé bị hăm tã nhẹ do bị nước tiểu dây vào thì các mẹ cần làm dịu cơn đau cho bé bằng cách vệ sinh sạch sẽ, để da thông thoáng.

2. Trị hăm tã bằng lá trầu không

Lá trầu không là bài thuốc dân gian vô cùng hiệu quả trong điều trị rôm sảy, hăm ở trẻ

Lá trầu có khả năng chống khai, tiêu viêm, sát trùng nên rất được nhiều bà mẹ áp dụng để chữa hăm rất hiệu quả. Các mẹ cần làm thường xuyên trong một tuần, ngày khoảng 3 lần, chắc chắn sẽ thuyên giảm.

Chuẩn bị :

Chọn từ 3 – 4 lá trầu không còn non xanh mướt, không dập úa. Sau đó đem rửa sạch và pha với nước muối loãng để kháng khuẩn. Chuẩn bị nồi đổ khoảng 1 lít, cho lá trầu không vào và đun sôi.

Cách dùng :

Sử dụng một khăn sạch sau đó thấm vào nước trầu không vừa đun sôi, để khăn nguội và thấm ngay lên vùng da bị hăm của bé. Thực hiện 3 – 4 lần và kéo dài 4 ngày sẽ thấy tình trạng hăm ở bé  giảm đi rõ rệt.

3. Trị hăm tã bằng lá khế

Trị hăm cho bé bằng lá khế cũng rất hiệu quả. Chỉ cần dùng lá khế, đem rửa sạch rồi để ráo, giã nát với chút muối và cho vào nồi đun sôi với nước rồi chắt lấy nước. Sau đó dùng khăn sạch, giặt trong nước lá khế và thấm nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của bé.

Chuẩn bị :

Chọn những lá khế còn xanh, không quá non cũng không quá già, không bị sâu. Mang về rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 30 phút. Rẫy hết nước cho vào cối giã cùng vài hạt muối.

Sau đó hòa tan hỗn hợp này trong 1 lít nước sạch. Sử dụng khăn xô lọc bỏ phần bã khế, lấy phần nước tắm cho bé.

Cách dùng :

Sau khi đã có nước lá khế giã được lọc cẩn thận trong chậu, mẹ đặt phần mông, phần bẹn của bé vào chậu và dùng tay mát xa da, nơi bị hăm nhẹ nhàng để không làm đau rát da bé.

Sau khi rửa với nước lá khế, mẹ nhớ rửa lại cho bé với nước sạch và lau khô người với khăn mềm. Thực hiện 2 -3 lần/ ngày, sẽ thấy những vết hăm cho trẻ sơ sinh giảm đi rất nhiều

4. Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Dầu dừa là loại “thuốc tự nhiên” giúp trị hăm tã rất phổ biến

Với đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, dầu dừa là loại “thuốc tự nhiên” giúp trị hăm tã rất phổ biến. Tuy nhiên, trước khi thoa, bạn hãy nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng và nhớ chỉ dùng dầu dừa nguyên chất để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.

Chuẩn bị :

Khăn sạch và dầu dừa

Cách dùng :

Đầu tiên lau sạch người bé, đặc biệt là vùng mông, bẹn và bộ phận sinh dục cho con.

Mẹ rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn, sau đó đổ một chút dầu dừa lên tay rồi nhẹ nhàng, từ tốn thoa lên vùng da mà bé đang bị hăm đỏ. Massage nhẹ nhàng vùng da đó khoảng 15 – 20 phút để dầu dừa thấm vào da của con

Để con “giải phóng” bỉm tã trong vòng 3 tiếng đồng hồ, không mặc tã cho con để con được thông thoáng nhất có thể. Chỉ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho con.

5. Trị hăm cho trẻ bằng chè xanh

Lá chè xanh có tác dụng giúp da khô thoáng, vùng da hăm ít bị tổn thương

Trà hay chè xanh là thảo dược số một giúp trị hăm tã ở trẻ nhỏ. Nó có tác dụng giúp da khô thoáng, vùng da hăm ít bị tổn thương. Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng nước chè để tắm cho bé để diệt khuẩn toàn thân, làm mát da trẻ.

Chuẩn bị :

Túi trà khô thủ công, trà túi lọc có sẵn hoặc lá chè xanh sạch

Cách dùng :

Đối với túi trà, có thể đặt trực tiếp trong tã của bé giúp da khô thoáng

Còn đối với nước trà hoặc chè thì các mẹ có thể sử dụng để tắm làm mát da bé và tiêu diệt vi khuẩn.

6. Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng giấm

Nước tiểu có tính kiềm, nếu bé tiếp xúc trong thời gian dài mà không được thay tã mới sẽ dễ gây bỏng, dẫn đến hăm tã, phát ban. Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng giấm để trung hòa, cân bằng lại độ pH.

Chuẩn bị :

Giấm ăn đóng chai đã kiểm định để đảm bảo an toàn

Cách dùng :

Để trị hăm tã bằng giấm, bạn có thể cho nửa chén giấm vào nửa xô nước và ngâm tã vải của bé vào dung dịch này.

Ngoài ra, bạn có thể pha một thìa cà phê giấm trắng vào nước và dùng dung dịch này để lau cho bé khi thay tã.

7. Trị hăm tã bằng bột yến mạch

Yến mạch có chứa hợp chất saponin, có tác dụng loại bỏ bụi bẩn và dầu từ các lỗ chân lông

Yến mạch có chứa hàm lượng protein cao, giúp làm dịu và bảo vệ hàng rào tự nhiên của da. Ngoài ra, trong yến mạch còn có chứa hợp chất saponin, có tác dụng loại bỏ bụi bẩn và dầu từ các lỗ chân lông.

Chuẩn bị :

Bột yến mạch rõ nguồn gốc, xuất xứ đã qua kiểm định

Cách dùng :

Với cách trị hăm tã này, bạn hãy cho một muỗng canh yến mạch khô vào nước tắm và cho bé ngâm khoảng từ 10 ̶ 15 phút. Sau đó, tráng lại người cho bé bằng nước ấm sạch.

Nếu các triệu chứng của bé nghiêm trọng, hãy cho bé tắm bằng yến mạch hai lần một ngày để có kết quả tốt nhất.

8. Trị hăm cho trẻ bằng lô hội

Lô hội có đặc tính chống viêm, không những vậy lô hội còn rất giàu vitamin E, nên đây là một “vị thuốc” có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hăm tã cho bé.

Chuẩn bị :

1 nhánh lô hội sạch

Cách dùng :

Rửa sạch gọt bỏ vỏ chỉ lấy phần lõi lô hội. Sau đó, chỉ cần thoa lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé.

Tuy nhiên, bạn cần chọn mua lá lô hội ở các địa chỉ uy tín, không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản để tránh làm tổn thương da bé. Nếu tự trồng được thì càng tốt các mẹ nhé, ngoài chữa hăm cho bé thì các mẹ có thể tận dụng làm đẹp luôn ạ.

9. Trị hăm cho trẻ bằng khổ qua và rau kinh giới

Dân gian thường ưa chuộng một số loại lá có công dụng làm mát, sạch da và kháng khuẩn như khổ qua, rau kinh giới

Khổ qua và rau kinh giới có đặc tính kháng khuẩn cao, làm mát da bé nhanh chóng. Đây cũng là 2 vị thuốc dân gian chữa rôm sảy ở trẻ vô cùng hiệu quả và an toàn.

Chuẩn bị :

Khổ qua, rau kinh giới sạch (nên chọn điểm mua uy tín)

Cách dùng :

Thái nhỏ khổ qua (mướp đắng) và rau kinh giới sau đó xay nhuyễn. Lọc bỏ bã và đem pha với nước có nhiệt độ thích hợp để tắm cho bé.

Định lượng 1 lần tắm: 2 quả mướp đắng và 1-2 mớ rau kinh giới.

Việc sử dụng các loại lá tắm cho bé từ lâu không phải là hiếm. Dân gian thường ưa chuộng một số loại lá có công dụng làm mát, sạch da và kháng khuẩn. Đây được xem là cách chăm sóc, vệ sinh da tự nhiên, an toàn, ngắt cơn đau rát khó chịu ở trẻ.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...