Tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới

Thứ Bảy, 20/08/2022 01:52 PM (GMT+7)

Ngày 16/8/2022, Hội thảo tham vấn Dự thảo Báo cáo tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới đã diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo có những đánh giá ban đầu về công tác thực thi Luật Bình đẳng giới trong 15 năm qua.

Sau 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới, Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách giới trong nhiều lĩnh vực và được cộng đồng quốc tế đánh giá là quốc gia thực hiện tốt bình đẳng giới. Nhìn tổng thể, nhận thức về vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh tế, sinh hoạt cộng đồng và gia đình ở thành thị và nông thôn được cải thiện, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt, kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 với tỷ lệ 26% nữ Đại biểu Quốc hội và gần 30% nữ tham gia Hội đồng Nhân dân các cấp là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực trong thực hiện bình đẳng giới tại Việt Nam.

BĐG2

Luật Bình đẳng giới 2006 đã góp phần tăng cường nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cơ quan chức năng và xã hội về bình đằng giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong quản lý Nhà nước và trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Dù có nhiều tiến bộ về thu hẹp khoảng cách giới, nhưng trong một số lĩnh vực như lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, phụ nữ vẫn gặp nhiều rào cản. Trong đó, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chiếm 28% nhưng phần lớn là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Nhóm phụ nữ yếu thế, chịu bất lợi đa tầng như phụ nữ dân tộc thiểu số, khuyết tật, nông thôn đơn thân, phụ nữ di cư yếu thế hơn khi tham gia thị trường lao động và dễ bị tổn thương. Công việc chăm sóc không được trả lương và việc nhà phần lớn nam giới sẽ không chia sẻ với phụ nữ. Ngoài ra, phụ nữ phần lớn là nạn nhân trong các vụ bạo lực gia đình. Mất cân bằng giới khi sinh cũng là vấn đề nghiêm trọng, phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới, chưa có giải pháp hiệu quả. Cùng với đó, thực tế vẫn còn những hạn chế về lồng ghép giới vào các chính sách an sinh xã hội.

Phát biểu tại hội thảo tham vấn dự thảo báo cáo tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới diễn ra ngày 16/8, ông Lê Khánh Lương, Quyền Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, sau 15 năm thi hành, Luật Bình đẳng giới đã bộc lộ một số tồn tại, vướng mắc, không theo kịp sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội. Bộ luật quy định cần được bổ sung nhằm đảm bảo tính khả khi đồng bộ với hệ thống luật pháp trong nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bình đẳng giới…

Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng Đại diện UN Women tại Việt Nam đánh giá cao việc thi hành Luật Bình đẳng giới suốt 15 năm qua ở Việt Nam. Nhưng cũng kiến nghị Luật Bình đẳng giới cần sửa đổi khái niệm về giới cho phù hợp với nguyên tắc của Công ước CEDAW (Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ).

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...