TP HCM: Truyền thông kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Thứ Hai, 24/07/2023 11:01 AM (GMT+7)

Ngày 21/7, UBND Phường 4, TP HCM đã tổ chức Truyền thông Tầm soát, chuẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh – Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Tham dự hội nghị có Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển; cộng tác viên dân số và người dân trên địa bàn phường.

Tại buổi truyền thông, Bs.Nguyễn Thị Hồng Mai, Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản Trung tâm Y tế Quận 11, báo cáo viên tại hội nghị đã tuyên truyền về tầm quan trọng của “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh”. Đây là vấn đề cần được quan tâm vì ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững về cơ cấu dân số và chất lượng dân số. Nếu tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh không được khống chế mà vẫn tiếp tục tăng sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng trong tương lai. Ngoài ra, vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội cũng sẽ bị đe dọa. Đối với những ngành nghề vốn được xem là thích hợp với phụ nữ như giáo viên mầm non, tiểu học, y tế, may mặc… cũng trở nên thiếu vắng nữ lao động. Vì sự phát triển bền vững của đất nước, ngay hôm nay, các gia đình cần thay đổi quan niệm lạc hậu, cổ hủ về con trai, con gái, mà cần chú tâm chăm lo để con mình khỏe, là người tốt, có ích cho gia đình, xã hội. 

img5823_247202316

Bên cạnh đó, trong buổi truyền thông, những kiến thức về thay đổi nhận thức, hành vi của người dân nhằm giảm tỷ lệ bệnh tật ở thai nhi và trẻ sơ sinh cũng đã được truyền tải. Thời điểm khám sàng lọc, chẩn đoán trước sinh: trong 3 tháng đầu của thai kỳ; tốt nhất nên siêu âm 3 lần vào các tuần thứ 12, tuần thứ 22 và tuần thứ 32 của thai kỳ (tuổi thai). Đối với trường hợp chưa thăm khám lần nào trong 3 tháng đầu thì tham gia khám sàng lọc lần đầu vào bất kỳ lúc nào trong thời kỳ mang thai, tốt nhất là 12 tuần đo độ mờ da gáy, 14 – 17 tuần làm xét nghiệm sàng lọc, 22 tuần siêu âm hình thái thai nhi để phát hiện các bất thường khác như: thai vô sọ, khe hở thành bụng, xương mũi… Sàng lọc sơ sinh được tiến hành ngay trong những ngày đầu sau khi sinh. Đây là một biện pháp dự phòng hiện đại, dùng kỹ thuật y khoa để phát hiện những bệnh liên quan đến nội tiết, chuyển hoá, di truyền cần điều trị ngay sau khi đứa trẻ vừa chào đời chưa có các biểu hiện lâm sàng, nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu các di chứng của bệnh, nhờ đó trẻ có thể phát triển bình thường cả về thể chất và tinh thần.Thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng như tiến hành tầm soát, chẩn đoán một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh không chỉ là chuyện cá nhân của mỗi gia đình mà chính là bước đi lâu dài của ngành Dân số nói riêng và cả xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng dân số Việt Nam

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...