Tránh thai bằng miếng dán và những điều cần biết

Thứ Ba, 13/10/2020 12:58 PM (GMT+7)

Miếng dán tránh thai là sản phẩm dễ sử dụng và khá hiệu quả. Tuy nhiên cần có những lưu ý cụ thể.

Việc sử dụng miếng dán để tránh thai ngoài ý muốn là phương pháp được nhiều vợ chồng trẻ áp dụng bởi sự tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả cao. Tuy nhiên phương pháp này cần phải có những chú ý để tránh tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ.

Miếng dán tránh thai là gì?

Là một miếng dán nhỏ, kích cỡ khoảng mỏng khoảng 4,5cm2, được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay. Miếng dán có khả năng giải phóng estrogen và progestin, các loại hormone tương tự với hormone do cơ thể sinh ra để ngăn ngừa quá trình rụng trứng.

Miếng dán tránh thai còn giúp làm đặc chất nhầy cổ tử cung, gây khó khăn cho sự tiếp xúc giữa trứng và tinh trùng. Miếng dán tránh thai nếu được sử dụng đúng cách sẽ cho hiệu quả cao, tỷ lệ tránh thai lên tới 95%. Nếu muốn có thai trở lại, chỉ cần ngừng sử dụng miếng dán và trứng sẽ rụng trở lại sau khoảng 3 chu kỳ kinh nguyệt.

mieng-dan-tranh-thai

Cách sử dụng miếng dán tránh thai

Cẩn thận xé bao đựng miếng dán tránh thai dọc theo mép bao, kéo miếng dán tránh thai ra và bóc lớp áp vào miếng dán sao cho không chạm tay vào bề mặt dính của miếng dán, sau đó dán miếng dán tránh thai vào vùng da khô sạch, không có lông. Thường dán ở vùng mông, vùng bụng, mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc phần thân trên.

Lưu ý không được dán miếng dán tránh thai lên vú, vùng da đang bị đỏ hoặc kích ứng hoặc bị trầy xước; không nên trang điểm, sử dụng các loại kem,phấn hoặc các sản phẩm khác lên vùng da đang dán miếng dán và vùng da sắp được dán miếng dán để tránh làm giảm tính kết dính của miếng dán tránh thai, làm giảm hiệu quả tránh thai.

mieng-dan-tranh-thai2

Các miếng dán tránh thai được sử dụng theo chu kỳ 4 tuần hoặc 28 ngày. Tức là trong thời gian 3 tuần, cứ một tuần phải thay miếng dán một lần. Đến tuần thứ tư không sử dụng miếng dán và kinh nguyệt sẽ xảy ra. Sau tuần thứ 4, dán miếng dán tránh thai mới và lặp lại giống quy trình trước đó. Lưu ý không nên tháo miếng dán trong khi hoạt động thường ngày, như tắm rửa, bơi lội, tập thể dục thể thao. Các miếng dán tránh thai được sử dụng theo chu kỳ 4 tuần hoặc 28 ngày

Ưu điểm, nhược điểm của miếng dán tránh thai

Ưu điểm

Có thể giúp cải thiện tình trạng mụn trứng cá và làm giảm hiện tượng đau nửa đầu kinh nguyệt. Hiệu quả cao, sử dụng dễ dàng, đơn giản. Có thể hỗ trợ, giảm nhẹ các triệu chứng cho phụ nữ tiền mãn kinh

Nhược điểm

Có thể dẫn tới một số rủi ro hiếm gặp sau: gây cục máu đông ở chân, nhồi máu cơ tim và đột quỵ, sỏi túi mật và u gan. Nguy cơ này cao hơn ở một số trường hợp, như phụ nữ trên 35 tuổi, người có hút thuốc lá. Do vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những rủi ro có thể gặp phải trước khi thực hiện. Có thể gây buồn nôn, đau đầu, ngứa da hoặc nổi ban đỏ trên bề mặt da chỗ dán miếng dán.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Tại sao sử dụng biện pháp tránh thai nhưng vẫn 'dính bầu'?

“Chuyện ấy” thường thú vị và đầy cám dỗ nhưng cũng có thể mang tới những muộn phiền và kết cục không...

Rối loạn kinh nguyệt khi dùng viên uống tránh thai hàng ngày có sao không

Viên uống tránh thai hàng ngày là biện pháp ngăn ngừa thai đơn giản, được sử dụng phổ biến hiện nay.

Rong kinh khi uống thuốc tránh thai có nguy hiểm?

Tôi có con đầu lòng hơn 1 tuổi, chưa muốn sinh tiếp nên đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày. Tuy nhiên, khi sử...

Sứ mệnh kép của những chiếc bao cao su

Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, con người ngày càng có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng các...