Trứng lép ở phụ nữ: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Thứ Hai, 27/11/2023 04:57 PM (GMT+7)

Trứng lép là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn phổ biến. Những phụ nữ bị trứng lép thường có tỷ lệ thụ thai tự nhiên thành công thấp hơn đáng kể so với người bình thường.

Trứng lép là gì?

Túi dịch trong buồng trứng chính là nơi chứa trứng. Trong mỗi buồng trứng đều chứa rất nhiều nang. Ban đầu rất nhỏ, nhưng dưới tác động của hormone các vỏ nang vỡ ra để trứng bên trong được giải phóng. Nhưng với trứng lép thì khác, do phát triển không bình thường, kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn để phóng noãn. Các vỏ nang không thể vỡ ra để trứng bên trong giải phóng. Vì thế mà không thể thụ tinh với tinh trùng và phát triển thành thai nhi.

trung-lep-nen-an-gi-3

Hình minh họa

Hiện tượng trứng lép ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản của nữ giới. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh hiếm muộn. Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết tình trạng này. Vì thế, khi thấy biểu hiện này, các chị em cần đi thăm khám phụ khoa để được chẩn đoán chính xác.

Nguyên nhân gây ra trứng lép

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trứng lép nên việc xác định nguyên nhân là vô cùng quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Độ tuổi của nữ giới

Đối với nữ giới ở độ tuổi dậy thì, cơ quan sinh sản nữ chưa phát triển hoàn thiện. Lúc này lượng hormone sinh dục sinh nữ mà cơ thể tiết ra chưa nhiều nên khó thúc đẩy sự phát triển của nang noãn, dẫn đến lép trứng. Tuy nhiên, các bé gái đừng quá lo lắng, hãy chờ thêm thời gian để cơ quan sinh dục hoàn thiện chức năng.

tien-man-kinh

Tiền mãn kinh có thể gây nên tình trạng trứng lép

Đối với phụ nữ bước sang giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng có các dấu hiệu lão hóa, số lượng giảm đáng kể và chất lượng trứng không còn đảm bảo như trước. Đặc biệt là sự suy giảm của 2 loại hormone sinh dục nữ là estrogen và progesteron làm ảnh hưởng tới hoạt động buồng trứng và sự phát triển của trứng.

Rối loạn nội tiết

Hormone estrogen đóng một vai trò quan trọng trong việc chi phối hoạt động của các bộ phận trong hệ sinh dục nữ như: Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung,... Do đó, một khi hormone này bị thiếu hụt sẽ làm cản trở sự phát triển và phá vỡ lớp vỏ ngoài của nang noãn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng suy buồng trứng sớm.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn đảm bảo cung cấp dưỡng chất để trứng được phát triển tốt. Việc ăn uống thiếu các chất cần thiết cho cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trứng nhỏ và kém phát triển.

Tâm lý thiếu ổn định

Hiện nay, các chị em phải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống và công việc. Điều này dẫn đến tâm lý luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng cũng như chất lượng của trứng.

Dấu hiệu nhận biết trứng lép

Vô kinh

Khi trứng bị lép, trứng không rụng có thể dẫn đến tình trạng vô kinh. Đây là hiện tượng người phụ nữ không có kinh nguyệt từ 6 tháng trở lên. Những chị em đang trong độ tuổi sinh sản, nếu thấy nhiều tháng liên tục không có kinh thì nên cảnh giác, đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

Đau bụng dưới

Nhiều chị em cảm thấy đau ê ẩm vùng bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt và cho rằng đây là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, chị em hãy cẩn thận vì rất có thể đây là dấu hiệu nhận biết trứng lép.

Rối loạn kinh nguyệt

Những người bị trứng lép thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều hàng tháng. Bên cạnh đó, bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới cũng có thể do các bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản gây ra. Nếu tình trạng này kéo dài, chị em nên đến bệnh viện để được thăm khám.

vp6-1280x720-1

Kinh nguyệt thất thường là 1 trong những biểu hiện của trứng lép

Dịch âm đạo bất thường

Nhiều chị em thường suy nghĩ đến viêm âm đạo khi phát hiện dấu hiệu dịch âm bất thường. Nhưng đâu cũng có thể là dấu hiệu nhận biết trứng lép của nữ giới. Nguyên nhân khiến âm đạo tiết ra dịch có màu hoặc màu sắc lạ có thể là do sự thiếu hụt hormone estrogen. Trong khi đó, hormone estrogen ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trứng.

Chấn đoán và điều trị trứng lép

Chẩn đoán trứng lép

Khi có các dấu hiệu trứng lép nêu trên, chị em hãy đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra bản thân có mắc bệnh trứng lép không. Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp sau để chẩn đoán, kiểm tra trứng lép:

  1. Khám lâm sàng: Bác sĩ khám cơ bản đề kiểm tra các dấu hiệu của trứng lép. Bao gồm như: Xem xét vùng bụng, vùng chậu,...
  2. Siêu âm: Siêu âm ổ bụng để xem xét số lượng, kích thước nang noãn của buồng trứng. Bằng cách này, bác sĩ có thể xác định sự hiện diện của nhiều nang trứng nhỏ.
  3. Thực hiện các xét nghiệm: Tùy từng trường hợp, bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm chuyên sâu

Điều trị trứng lép

Đối với trường hợp trứng lép, khiến cặp vợ chồng quan hệ bình thường và không có biện pháp tránh thai từ 1 năm trở lên nhưng vẫn chưa có tin vui thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng trứng lép và tư vấn cách điều trị phù hợp như:

  1. Điều trị bằng phương pháp kích thích trứng, kích thích nang noãn và thúc đẩy quá trứng rụng.
  2. Bổ sung nội tiết tố để kích thích cơ quan sinh dục hoạt động với trường hợp suy buồng trứng sớm, nang noãn không thể phát triển nhưng không phải lúc nào cũng đạt tỷ lệ 100%.
  3. Khi cả 2 phương pháp trên đều không hiệu quả, bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như: Thụ tinh nhân tạo IUI hay thụ tinh trong ống nghiệm IVF.
  4. Đối với trường hợp xấu nhất, người bệnh bắt buộc phải xin noãn của người khác để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF.

Đối với những người bị bệnh trứng lép có thể tham khảo các cách sau để hỗ trợ tốt hơn trong quá trình điều trị:

Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng trứng lép. Vậy trứng lép ăn gì? Bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: Chất xơ, chất sắt, các loại vitamin,…

trung-lep-nen-an-gi-5

Cá giàu omega 3 tốt cho buồng trứng của phụ nữ

Song song đó, chị em nên hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thức uống có cồn, gas, các chất kích thích,... Vì chúng không chỉ cản trở sự phát triển của trứng mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Căn bằng giữa công việc và cuộc sống

Người bệnh cần sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Bên cạnh đó, duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày cũng góp phần giúp tăng cường sức đề kháng, tăng quá trình lưu thông máu và trao đổi chất. Từ đó, cơ thể sinh ra nhiều hormone estrogen, hỗ trợ chức năng sinh sản.

phu-nu-nen-tap-the-duc-nhu-the-nao-de-viec-tap-luyen-dat-duoc-hieu-qua-cao-nhat-1

Lối sinh sinh hoạt hàng ngày cũng quan trọng trong quá trình cải thiện trứng lép

Giữ tâm trạng thoải mái

Tâm trạng thoải mái cũng là một trong những cách cải thiện đáng kể tình trạng trứng lép. Bằng cách cùng bạn bè đi mua sắm, nghe nhạc, xem phim… sẽ giúp bạn tránh giải tỏa các áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Cơ thể khỏe mạnh, tâm trí thư thái thì các bộ phận trong cơ thể mới phát triển bình thường.

Nhật Mai

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...