789

Tư vấn sức khoẻ tuổi dậy thì - những câu hỏi thưởng gặp

Thứ Bảy, 23/03/2019 06:41 PM (GMT+7)

Chúng tôi xin chia sẻ về những câu hỏi thường gặp trong quá trình tư vấn sức khoẻ tuổi dậy thì - một trong những giai đoạn quan trọng của quá trình quá triển.

Empty

 Tuổi dậy thì là một trong những giai đoạn quan trọng đánh dấu sự chuyển mình từ một đứa trẻ trở thành một người trưởng thành. Đây cũng là lúc cơ thể trẻ thay đổi mạnh nhất về mặt tâm lý lẫn sinh lý, chính vì vậy những thách thức trong giai đoạn này là vô cùng lớn đối với cả cha mẹ lẫn với trẻ. Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi thường gặp trong quá trình tư vấn sức khoẻ tuổi dậy thì mà các bậc cha mẹ đang có con chuẩn bị bước vào độ tuổi này cần tham khảo.

1. Tâm lý của trẻ nam và nữ trong độ tuổi này có gì đặc biệt?

- Đối với nam: trẻ thường có xu hướng muốn khẳng định cái tôi, được người khác công nhận, “muốn làm người lớn", thích tò mò, khám phá, thử nghiệm; dễ tự ái, nổi giận, chống đối.

- Đối với nữ: cũng như trẻ nam, trẻ nữ ở độ tuổi này cũng có xu hướng muốn được công nhận là người lớn, hay mơ mộng, quan tâm tới ngoại hình và cơ thể, có xu hướng ảnh hưởng bởi bạn bè hơn cha mẹ, thích giao lưu với bạn khác giới; bắt đầu có suy nghĩ về tình yêu, về hạnh phúc lứa đôi.

2. Chăm sóc sức khoẻ trẻ tuổi dậy thì như thế nào?

- Ăn uống đúng cách và đầy đủ chất: tuổi dậy thì là giai đoạn cơ thể trẻ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất hơn bao giờ hết để hoàn thiện cả về thể chất lẫn tâm lý. Và chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng không thể bỏ quan khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn này. Ngoài việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như đạm, tinh bột, béo, vitamin và khoáng chất, trẻ cần được tăng cường thêm ở một số chất như sữa, trái cây rau củ, chất sắt (đối với trẻ nữ)..., hạn chế ăn các món thức ăn nhanh, các món chiên rán nhiều dầu mỡ cũng như tránh việc thức khuya.

Empty

- Luyện tập thể thao: bên cạnh việc chăm sóc cơ thể từ bên trong, trẻ ở độ tuổi này cần có chế độ tập luyện thể chất phù hợp. Không chỉ giúp cơ thể phát triển toàn diện, giúp hệ xương phát triển, dẻo dai, việc luyện tập thể thao còn giúp giải toả căng thẳng, hạn chế mắc phải những vấn đề về tâm lý ở độ tuổi dậy thì. Vì thế cha mẹ cần khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, chạy bộ, cầu lông...

3. Ba mẹ cần làm gì để hỗ trợ trẻ trong độ tuổi dậy thì?

- Nuôi dạy trẻ trong giai đoạn dậy thì là một thử thách đối với các bậc cha mẹ. Trẻ trong độ tuổi này tâm lý thường không ổn định, vui buồn thất thường và có xu hướng xa cách, ít chia sẻ với cha mẹ như ngày trước. Cha mẹ cần kiên nhẫn với trẻ, lắng nghe ý kiến và tôn trọng sự riêng tư của trẻ. Hãy xem trẻ như một người bạn để đối thoại thay vì áp đặt. Bên cạnh việc chăm sóc thể chất thông qua chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cũng cần trò chuyện với trẻ về sức khoẻ sinh sản, những điều nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ bản thân. Đừng ngại chủ động chia sẻ với trẻ những vấn đề liên quan đến tình dục vì đây là giai đoạn hormone trong trẻ hoạt động mạnh kèm theo đó là những tò mò về giới tính, việc tư vấn sớm cho trẻ khiến trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong việc tâm sự với cha mẹ, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nắm bắt được tâm tư của con trẻ.

4. Như thế nào là dậy thì sớm - dậy thì muộn và cách xử lý?

- Dậy thì sớm là khi trẻ có các dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi đối với trẻ nữ và 10 tuổi đối với trẻ nam.

- Dậy thì muộn là khi trẻ vẫn chưa có các dấu hiệu dậy thì khi đã 13-14 tuổi đối với nữ và 15-16 tuổi đối với nam.

- Dậy thì là một trong những giai đoạn phát triển mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trải qua, tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có thời gian bắt đầu dậy thì giống nhau. Bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về thực phẩm, sinh lý, bệnh lý..., nhiều trẻ bắt đầu giai đoạn này trễ hơn hoặc sớm hơn so với mặt bằng chung của các bạn đồng trang lứa. Với các trường hợp này, cha mẹ tốt nhất nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để hiểu rõ hơn về tình trạng của con trẻ.

Đồng hành cùng con trong giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để trẻ có thể trưởng thành toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tâm lý. Chính vì vậy cha mẹ cần dành nhiều thời gian  với con trẻ trong thời gian này hơn cũng như nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề của trẻ trong giai đoạn này để kịp thời can thiệp. Hy vọng một vài thông tin về tư vấn sức khoẻ trẻ vị thành niên trên đây sẽ phần nào cung cấp những thông tin hữu ích đến các cha mẹ.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...