789

Vi khuẩn HP nguy hiểm cỡ nào?

Thứ Tư, 28/08/2019 11:25 AM (GMT+7)

Helicobacter Pylori, hay còn được biết đến với tên viết tắt là HP, chắc chắn là một loại vi khuẩn rất phổ biến vì nó là thủ phạm chính của nhiều loại bệnh dạ dày. Và trong thực tế, tỷ lệ mắc bệnh dạ dày ngày càng tăng vọt có liên quan mật thiết đến lối sống và chế độ ăn uống của mọi người.

khuan-hp

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là gì?

Vi khuẩn HP (tên đầy đủ là Helicobacter pylori hay H.pylori) là một loại vi khuẩn dạng xoắn sống trong dạ dày. Nó là nguyên nhân hàng đầu gây ra loét dạ dày, tiêu hóa kém và ung thư dạ dày.

Ước tính khoảng hơn 50% dân số thế giới có mức độ HP cao. Vi khuẩn này có thể dễ dàng lây nhiễm qua những thói quen sinh hoạt hàng ngày như ăn chung bát nước chấm, uống chung cốc hoặc hôn nhau.

Vi khuẩn HP là loại xoắn khuẩn có khả năng bám dính lên niêm mạc dạ dày

Vi khuẩn HP âm thầm gây hại cho cơ thể

H.Pylori là một vi sinh vật rất tinh vi, có những lợi thế thích nghi đáng kinh ngạc, mang lại cho nó khả năng sống sót trong môi trường acid dạ dày khắc nghiệt. Nó tạo ra một loại enzyme có tên là urease, phân hủy ure trong dạ dày thành carbon dioxide và ammonia, gây ợ hơi và hôi miệng cho người bệnh, nó còn vô hiệu hóa tác dụng của acid clohydric.

Acid clohydric rất cần thiết để tạo ra môi trường acid trong dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn. Nó cũng giúp kích thích giải phóng mật từ túi mật để chuyển hóa chất béo hiệu quả. Khi nó không hoạt động tối ưu, bạn sẽ có nguy cơ bị thiếu máu, gặp các vấn đề về tuyến giáp, loãng xương và hệ miễn dịch.

Vi khuẩn HP làm giảm khả năng hoạt động của dạ dày, kích thích phá hủy niêm mạc dạ dày, tạo ra một mức độ viêm ở dạ dày, dần dần dẫn tới loét dạ dày.

Hơn nữa, H.Pylori còn làm gián đoạn quá trình tiêu hóa, phá hủy lớp niêm mạc đường tiêu hóa gây ra viêm trong toàn bộ đường ruột và đường tiêu hóa. Tình trạng ruột bị viêm nhiễm cũng có thể gây ra thiếu máu, hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy, táo bón và viêm loét đại tràng.

Nhiễm khuẩn HP có thể dẫn tới viêm loét dạ dày, tá tràng, tiêu chảy, táo bón

Vì sức khỏe đường ruột có liên quan mật thiết đến sức khỏe não bộ, bởi vậy nhiễm trùng HP có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng và khó tập trung. Tiêu hóa thay đổi cũng làm tăng độ nhạy cảm với thực phẩm và phản ứng miễn dịch tự động. Điều này có thể dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch, rất phổ biến trong xã hội ngày nay.

Ngoài ra, trong thành tế bào của vi khuẩn HP cũng có một chất trung gian gây viêm cực mạnh, được gọi là lipopolysacaride (LPS) và cực kỳ độc hại cho gan, nó gây quá trình viêm lớn trong cơ thể khi được giải phóng vào dòng máu với số lượng lớn. LPS cũng được gọi là nội độc tố và là một trong những lý do chính tại sao hội chứng rò rỉ ruột rất nguy hiểm.

Thực phẩm là kẻ thù của HP

1. Tỏi

Tỏi rất giàu allicin - có tác dụng ức chế Helicobacter pylori, vì vậy tỏi thực sự có thể ngăn ngừa ung thư dạ dày một cách gián tiếp. Mùi cay nồng của tỏi xuất phát từ một chất kháng khuẩn mạnh được thiết kế để bảo vệ cây, và cũng có thể được sử dụng như một loại kháng sinh tự nhiên.

2. Rau

Những người thường xuyên ăn thực phẩm giàu chất béo rất dễ bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngược lại, những người thích ăn rau sẽ có nguy cơ mắc Helicobacter pylori thấp hơn, như bông cải xanh, cải bắp, cà rốt… Những loại rau này có khả năng ức chế vai trò của Helicobacter pylori.

3. Trái cây

Ít ai nghĩ đến nhưng trái cây cũng có thể ức chế Helicobacter pylori, đặc biệt là những loại giàu anthocyanin như nho, anh đào, dâu, quả việt quất….

Điều đáng chú ý là ngay cả khi bạn dùng thuốc kháng sinh và tiêu diệt Helicobacter pylori, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ bị nhiễm bệnh nữa. Việc diệt vi khuẩn Helicobacter pylori không tạo ra kháng thể vĩnh viễn, do đó cũng cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

4. Gừng

Gừng là một trong những phương pháp chữa trị tự nhiên tốt nhất cho các bệnh về dạ dày và lợi ích của nó còn hơn thế nữa: Chống nhiễm trùng H. pylori. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng chiến đấu chống H. pylori bởi:

- Hoạt động như một tác nhân kháng khuẩn.

- Bảo vệ dịch nhầy dạ dày.

- Giảm viêm.

- Ức chế sự phát triển của H. pylori.

5. Vitamin C (đặc biệt là trái cây có múi)

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mà trong chế độ ăn có  lượng vitamin C cao thì ít có khả năng nhiễm khuẩn H. pylori. Lý do là vì vitamin C tập trung cao độ trong dịch nhầy dạ dày. Nó có khả năng làm giảm viêm và chống lại nhiễm khuẩn H. pylori.

6. Củ nghệ

Củ nghệ là một trong những siêu thực phẩm được yêu thích nhất mọi thời đại. Nó là một chất chống viêm, chống gây đột biến và chất chống oxy hóa mạnh. Bây giờ chúng ta có thể thêm chất kháng khuẩn vào danh sách “chống” của nghệ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cách thức nghệ có thể diệt trừ nhiễm H. pylori. Nó được cho là hoạt động bằng cách ngăn chặn các con đường Shikimat – đó là con đường  cần thiết cho sản xuất trao đổi chất trong vi khuẩn.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...