Vì sao người già bị đau răng, rụng răng?

Thứ Sáu, 29/07/2022 04:00 PM (GMT+7)

Đau răng, rụng răng ở người cao tuổi là kết quả của quá trình lão hóa cùng nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng.

Đau răng, rụng răng ở người già

Vệ sinh răng miệng không tốt là tác nhân chính gây ra các bệnh về răng miệng như nha chu, sâu răng, viêm nướu,... Nếu không được chữa trị, kết quả cuối cùng là rụng răng, mất răng ở người già.

Về cơ bản, răng có cấu tạo và bản chất giống xương. Do đó, loãng xương ở người già cũng là nguyên nhân gây mất răng. Ngoài tuổi tác, vệ sinh răng miệng kém khi còn trẻ cũng gây ra những vấn đề sức khỏe răng miệng khi về già. Cùng với hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh ở miệng và đau răng.

20210521_010835_613720_dau-rang-o-nguoi-gi.max-1800x1800

Một nguyên nhân khác ảnh hưởng không kém đến sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi chính là điều kiện sống khó khăn, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi, đặc biệt là phụ nữ. Ở tuổi trung niên trở về sau, phụ nữ thường xuyên bị thiếu hụt canxi, dẫn đến loãng xương sẽ khiến răng dễ bị yếu, tổn thương và lung lay. Một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn cũng làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công vùng răng miệng gây bệnh.

Phòng ngừa đau răng, rụng răng ở người già 

Phục hình răng khi cần thiết: Trong trường hợp bị mất răng, người cao tuổi nên phục hình răng, tránh để mất răng kéo dài có thể làm răng bị xô lệch vào nhau, dẫn đến khớp cắn bị xáo trộn, hàm răng không đều, ảnh hưởng đến chức năng nhai và tiêu hóa. Sau khi phục hình răng bằng răng giả, người cao tuổi cần chú ý vệ sinh răng giả kỹ lưỡng và đúng cách theo chỉ dẫn của nha sĩ.

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: Dù còn nhiều răng hay ít răng, mất răng hay còn răng, người cao tuổi cần chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng, chải răng đúng cách 2 lần/ngày và súc miệng sau các bữa ăn chính và phụ. Tránh dùng tăm để lấy thức ăn vì có thể làm tổn thương nướu, thay vào đó nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn bám ở các kẽ răng.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng phù hợp: Khi về già, nhu cầu ăn uống ở người cao tuổi thường giảm, ăn uống không ngon miệng, dẫn đến chán ăn, ăn không đủ chất. Vì vậy, người cao tuổi cần chú ý cung cấp đầy đủ các chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa,... vitamin và khoáng chất, nhưng cần hạn chế chất béo từ động vật. Tăng cường rau củ quả, trái cây tương là cách bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đồng thời giúp làm sạch răng miệng sau bữa ăn.

tranh-cai-an-hoa-qua-truoc-hay-sau-bua-an-da-co-cau-tra-loi

Theo dõi sức khỏe răng miệng bằng cách khám nha khoa định kỳ: Sức khỏe răng miệng ở người già là vấn đề đáng quan tâm và lưu ý. Thăm khám nha khoa định kỳ khoảng 3 - 6 tháng/lần sẽ giúp phát hiện sớm bệnh răng miệng thường gặp như nha chu, sâu răng, vôi răng,... để chữa trị và kéo dài tuổi thọ của răng.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...